Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đó là kết
quả của quá trình tổng hợp thực tiễn, nghiên cứu lí luận, vận dụng sáng tạo
quan điểm Mac Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những quan
điểm, kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường của các nước trên
thế giời vào điều kiện hoàn cảnh nước ta
Qua hơn 37 năm đổi mới theo
mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế - xã
hội Việt Nam phát triển và đạt được nhiều thành tựu đã khẳng định tính đúng
đắn, tính khoa học và phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển
của thời đại. Những thành tựu đó là sản phẩm của sự sáng tạo, là kết quả của
một quá trình đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ
của Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
MỘT SỐ THÀNH TỰU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
NƯỚC TA
Song các thế lực thù địch,
bọn phản động lâu nay vẫn rêu rao các quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương
đúng đắn này của Đảng hòng mưu toan chống phá công cuộc đổi mới, công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống phá con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có thể nhận diện các luận điểm sai trái theo các nhóm
vấn đề sau:
Ngày
15/10/2023, trên trang blog Việt Nam thời báo, đối tượng Hiền Vương đã phát tán
bài “Đảng cộng sản Việt Nam kiên trì bắc thang lên trời”, nội dung xuyên tạc
đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; vu cáo đường lối của Đảng đã “sinh ra lợi ích nhóm dẫn đến thao
túng thị trường”, trong đó có cả thị trường chính trị” phủ nhận những thành tựu
kinh tế, xã hội mà Việt Nam đã đạt được, kêu gọi xóa bỏ Đảng, xóa bỏ chế độ.
Luận
điểm trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối là xuyên tạc đường lối phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; chúng xuyên tạc cho rằng, không có nền kinh tế nào là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Họ còn cao giọng rằng, kinh tế
thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ
nhau; gán ghép định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường là chủ quan,
duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục; nếu bỏ “cái đuôi” định
hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, hiệu
quả hơn.
Những luận điểm sai trái trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối, rắp
tâm xuyên tạc đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin đến một bộ
phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân làm ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất
nhận thức, tư tưởng trong xã hội. Những lý lẽ đó cho thấy,
đó là những luận điểm hết sức sai lầm, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn,
chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong phân tích, những nhận xét chủ quan, duy ý chí.
Như chúng ta đã biết, kinh
tế thị trường với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi, tiêu
dùng...chịu sự tác động các quy luật kinh tế thị trường (quy luật giá trị, cạnh
tranh, cung - cầu..). Qua đó, buộc các chủ thể kinh tế trong sản xuất phải
năng động, sáng tạo, hợp lý hóa tổ chức sản xuất; ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ, tăng năng suất lao động...thực chất để giảm chi phí, tăng chất
lượng, mẫu mã hình thức, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trường do chạy
theo lợi nhuận có những mặt tiêu cực như: Cạnh tranh không lành mạnh, cắt xén
tiền công người lao động, vi phạm sở hữu trí tuệ, phân hóa xã hội, cạn kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường... Trong nền kinh tế thị trường, những người sản
xuất và lưu thông hàng hóa đều chạy theo lợi nhuận tối đa, luôn muốn đè bẹp đối
thủ nên dẫn đến sản xuất thừa, khủng hoảng chu kỳ, phá hoại nền kinh tế, gây
bất ổn xã hội. Đây là mặt trái của cơ chế tự điều tiết của thị trường trong nền
kinh tế thị trường. Vì vậy, ngày nay nền kinh tế thị trường hiện đại phải có
quản lý của nhà nước, nhằm phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường mang
lại và hạn chế thấp nhất mặt tiêu cực. Cụ thể, nhiều mô hình kinh tế thị trường
ở các nước tư bản phát triển như kinh tế thị trường xã hội ở Đức, kinh tế thị trường
nhà nước phúc lợi ở Thụy Điển, kinh tế thị trường phối hợp ở Nhật Bản, kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc... dù ở mức độ khác nhau, đều có
định hướng xã hội, như phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, giảm thiểu bất bình
đẳng xã hộị.
Ở Việt Nam, phát huy vai
trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa cũng tuân theo các quy luật thị trường, Nhà nước tạo khung khổ pháp luật
cho cạnh tranh; bảo vệ, thúc đẩy, tôn trọng cạnh tranh lành mạnh; ngăn ngừa,
hạn chế độc quyền cản trở cạnh tranh và chống lại các hoạt động cạnh tranh
không lành mạnh; điều tiết và giải quyết các thất bại của thị trường; khắc phục
những mất cân đối lớn, khủng hoảng chu kỳ do tự điều tiết của cơ chế thị trường
gây ra;. Định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây phải được hiểu là
nhằm phát huy tốt nhất những mặt tích cực của kinh tế thị trường, hạn chế tối
đa mặt tiêu cực để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ nhân dân. Đồng thời, sự
quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Công sản Việt Nam lãnh
đạo, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển
đất nước, nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; bảo vệ quyền
lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, bảo đảm cho mọi người dân đều được
bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội và điều kiện phát triển, được tham gia và
hưởng lợi từ quá trình phát triển. Đây cũng là mục đích cao nhất của nhân dân
và toàn thể dân tộc. Do đó, kinh tế thị trường mà Đảng và Nhân dân Việt Nam đã
lựa chọn đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan
điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá
lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng, phù hợp với các quy luật phát triển,
là xu hướng tiến bộ, văn minh của xã hội loài người. Thành tựu to lớn của đất
nước ta sau hơn 37 đổi mới đã chứng minh rằng quan điểm phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội của nghĩa của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo.
Vì vậy, những luận điểm sai
trái về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là những
quan điểm chủ quan, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, cán bộ,
đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức và đấu tranh, phản bác các quan điểm
sai trái của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, trong tình hình
mới...nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét