Lâu nay chúng ta vẫn hay nói đến những từ như “tự do”
“dân chủ” “nhân quyền” và thường thì đa phần mọi người hay hiểu một cách nôm na
như: Tự do là không bị ràng buộc, kiểm soát; dân chủ là bình đẳng, mọi người có
quyền ngang nhau; nhân quyền là quyền con người.
Bình thường thì chẳng có gì để nói vì mọi người dân Việt
Nam vẫn sinh sống và làm việc hằng ngày. Điều họ quan tâm chính là công việc,
cuộc sống cơm áo, gạo tiền, lo toan cho con cháu ăn học thành đạt. Họ sống và
làm việc và mặc nhiên chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước. Không phải vì họ không hiểu biết hay họ không quan tâm,
mà điều quan trọng là họ nhận thức được rằng những chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách pháp luật của Nhà nước là đúng đắn, mang lại cho các tầng lớp
nhân dân những lợi ích chính đáng. Trước hết là cho người dân một môi trường sống
hòa bình, ổn định (vì nếu so sánh với nhiều nước khác thì Việt Nam là nước có tình
hình chính trị, xã hội ổn định), chính vì thế đó là môi trường an toàn để người
dân được an tâm, tự do sinh sống, làm việc và vui chơi mà không phải lo lắng những
cuộc khủng bố, bạo loạn. Hơn nữa Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để
người dân phát triển sản xuất, kinh doanh; nhất là sự quan tâm tạo điều kiện, hỗ
trợ những địa phương, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc
biệt khó khăn như chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ vay vốn, cây trồng, vât
nuôi, kĩ thuật… để người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo. Rồi những chính
sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục… Vốn dĩ dân tộc Việt Nam có truyền thống uống
nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, và hơn hết là truyền thống giàu
tính nhân văn, nhân ái nên các cấp chính quyền, địa phương rất quan tâm những
gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng…
Tự do, dân chủ, nhân quyền mà Đảng và NHà nước mang lại
cho người dân chính là mang lại cho họ một môi trường sống tốt, mọi người được
làm chủ cuộc sống của mình trên chính quê hương, đất nước mình. Mọi người được
bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Càng ngày
các cấp, các ngành càng thực hiện tốt hơn việc phát huy dân chủ. Ở các cơ quan,
đơn vị, mọi cán bộ công chức, viên chức đều có quyền phát biểu, bày tỏ ý kiến của
mình. Ở các thôn, tổ dân phố, địa phương, người dân có quyền bày tỏ chính kiến,
thậm chí có những cuộc họp tổ dân phố, hay những cuộc tiếp xúc cử tri, các đại
biểu rất hăng hái phát biểu. Việc thực hiện quy chế dân chủ: dân biết, dân bàn,
dân làm, dân giám sát ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức rằng, mọi người
có quyền tự do, dân chủ, đảm bảo nhân quyền nhưng không có nghĩa là muốn nói gì
thì nói, muốn làm gì thì làm, bất kể những quy định, quy chế của địa phương,
đơn vị, bất chấp luật pháp và hiến pháp. Ở bất cứ quốc gia nào thì cũng có những
quy định riêng. Ở Việt Nam, mọi người dù làm gì, sinh sống ở đâu thì cũng phải
chấp hành nghiêm hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh những quyền được quy định trong
Chương II. Quyền con người (Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2013) thì mọi công dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ công dân; trong đó
đáng chú ý “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt
công cộng – Điều 46 Hiến pháp”; “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất – Điều 44, Hiến pháp” và “Điều 45 : Bảo vệ Tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Như vậy, chúng ta
thấy rất rõ bên cạnh rất nhiều quyền lợi mà mọi công dân được hưởng thì cũng phải
có nghĩa vụ tuân thủ, chấp hành hiến pháp và pháp luật. Đồng thời bất cứ ai, đã
là công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta không thể chấp nhận những kẻ sống trên quê hương, đất nước mình mà lại
đi chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Không riêng gì Việt Nam mà chắc chắn tất
cả các quốc gia khác cũng đều không thể chấp nhận, không thể dung thứ cho những
kẻ phản bội Tổ quốc. Điều hiển nhiên đó ai cũng hiểu. Ấy vậy mà lại có những kẻ
“cố tình” không hiểu và đi ngược lại.
Một số kẻ đã lợi dụng mạng xã hội, Facebook cá nhân để
đăng tin, bài cố tình xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước. Nhất là việc lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền để làm
những điều xằng bậy. Chúng vin vào cái gọi là tự do, dân chủ, nhân quyền để kêu
gọi, kích động, chống đối chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước. Điều này được thấy
rất rõ trên các trang Danlambao, RFA, BBC, Việt Tân… Chúng tự tô vẽ, ngợi ca những
kẻ chống phá Đảng, Nhà nước ta là những “tù nhân lương tâm”, là những nhà đấu
tranh cho “tự do, dân chủ, nhân quyền”. Nhưng thực chất đó là những kẻ liên kết
với các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Điển hình như vụ
Châu Văn Khảm, mọi tội danh và những hoạt động chống phá đã rõ. Y cùng đồng bọn
đã bị xử theo luật pháp. Nhưng những tổ chức chống phá, nhất là Việt Tân cố
tình xuyên tạc đưa ra những thông tin vu cáo, quy kết nhằm tạo dư luận xấu đối
với Việt Nam trên trường quốc tế; cùng với đó, chúng tự suy tôn cho hành vi của
đối tượng là một “hoạt động cải cách Việt Nam”, đồng thời kêu gọi các nhà nước
can thiệp để Việt Nam thả tự do cho Khảm và đồng bọn. Mới đây, nhân ngày quốc tế
nhân quyền 10/12, trên trang Việt Tân lại liên tiếp tung ra những tin, bài, kêu
gọi vận động trả tự do cho Châu Văn Khảm; dùng cách tụ tập để kêu gọi chính phủ
Úc gây áp lực hơn nữa với chính quyền Việt Nam. Trắng trợn hơn chúng còn xuyên
tạc rằng “Năm 2019, ông Châu Văn Khảm vào Việt Nam để tìm hiểu về tình hình
nhân quyền, nhưng sau đó bị an ninh cộng sản bắt giam. …
Sự vu khống nhà hoạt động dân chủ Châu Văn Khảm, phản
ánh xu hướng đàn áp dân chủ của nhà nước CSVN. Nhiều năm qua, nhà cầm quyền CS
Việt Nam thường xuyên bị các chính phủ dân chủ và tổ chức nhân quyền quốc tế
lên án vì sử dụng các điều khoản luật mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị
và tôn giáo”. Thật là trơ trẽn và trắng trợn hết mức. “Tìm hiểu về tình hình
nhân quyền ư”? Chính là lợi dụng cái gọi là nhân quyền để hoạt động chống phá.
Mọi hành vi và chứng cứ đã rõ ràng, thế mà vẫn còn cố tình xuyên tạc. Châu Văn
Khảm chỉ là một trong số những đối tượng cụ thể để các tổ chức phản động mượn cớ
vin vào đó nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Chúng vẫn dùng những chiêu bài cũ
rích là lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, chống phá. Có thể lừa
bịp được ai chứ với những người dân Việt Nam có trình độ, hiểu biết thì đừng
hòng mà đòi đánh tráo khái niệm. Thôi hãy dừng những chiêu trò đó lại đi, đừng
lợi dụng tư do, dân chủ, nhân quyền để làm những điều xằng bậy nữa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét