Những năm
qua, việc Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực thi hành, đây là vấn đề mới được dư luận trong và ngoài nước hết sức hưởng ứng và quan tâm. Thế
nhưng, núp dưới chiêu trò “tự do ngôn luận”, lợi dụng chủ trương của Đảng
về “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện xã hội…”, những kẻ cơ hội và các thế
lực thù địch ở trong và ngoài nước có những thủ đoạn xuyên tạc Luật An ninh
mạng, nhằm mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu
trong xã hội; từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà
nước ta về ban hành các luật. Vì vậy, nhận diện và đấu tranh với luận điệu
xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay là rất cấp bách.
1. Nhận diện luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay
Một là, những kẻ cơ hội và các thế lực thù
địch ở trong nước, ở nước ngoài cho rằng, việc chúng ta ban hành Luật An ninh
mạng là biện pháp tình thế của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối phó những người bất
đồng chính kiến. Không khó để nhận ra những luận điệu sai trái,
lạc lõng đó của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và những kẻ cơ hội chính
trị trong nước “như nấm độc sau cơn mưa”của đài BBC, RFA, VOA, RFI,… với hàng
loạt bài đầy tính xuyên tạc như: “Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh
mạng”…lại có một số thông tin cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng
tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận”; “cướp đi quyền sử dụng internet của
người dân”… Những điều này có phải là sự thật hay không?
Sự thật không đúng như vậy! Phải khẳng định rằng, xây dựng, thực
hiện Luật An ninh mạng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong
tình hình mới. Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta chủ trương: “Chủ động đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn
chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm
và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và
phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”…
Hai là, họ cho rằng những nội dung Luật an
ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này. Theo
Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “An ninh là trạng thái ổn định, an toàn,
không có dấu hiệu đe dọa sự tồn tại, phát triển bình thường của cá nhân, của tổ
chức, của từng lĩnh vực hoặc của toàn xã hội…Duy trì an ninh toàn diện là điều kiện
để phát triển toàn diện”. Điều 2, khoản 1 của Luật An ninh mạng khẳng định: “An
ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân”. Như vậy, về mặt thuật ngữ - an ninh mạng - về nội hàm của nó đã
chỉ ra tính tất yếu phải ban hành và thực hiện luật này. Việc họ cho rằng “không có quốc gia nào có luật này”. Đây là một
sự bịa đặt nữa dựa trên sự đánh tráo khái niệm. Đến nay, 138 quốc gia đã có
luật An ninh mạng bao gồm cả luật chuyên đề và các quy định pháp quy khác và
không ít luật còn gắt gao hơn nhiều so với Việt Nam. Như vậy, luận điểm cho
rằng, “những nội dung Luật An ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia
nào có luật này” là sự bịa đặt, hoàn toàn trái với những gì trên thực tế.
Ba là, họ cho rằng các công ty mạng của nước ngoài sẽ không cung
cấp thông tin người dùng theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam - chơi “luật
riêng”. Đây cũng là điều bịa đặt bởi hàng năm, Facebook đều có báo cáo về
cơ sở dữ liệu cho các chính quyền các nước là thị trường của họ.
2. Nâng cao tinh thần cảnh giác, đập tan tư
tưởng phản động kích động, gây rối
Trước hết chúng ta cần tiếp tục giải thích,
tuyên truyền làm rõ những nội dung trong Luật an ninh mạng để các tầng lớp nhân
dân hiểu, nắm được và mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm
mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đập tan những luận
điệu hòng kích động, gây rối của một số phần tử cực đoan, lợi dụng dân chủ để
chống phá những chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, nhà nước ta, trong đó
có Luật an ninh mạng.
Bảo vệ Luật An ninh mạng để
luật ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống. Để những thế lực thù địch
chống phá Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam không
còn đất để tự tung, tự tác trên không gian mạng, không còn cái gọi là “sự tự do
trên mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam, gây
phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Đây
cũng là nguyên nhân đích thực của những hành động điên cuồng chống lại Luật An
ninh mạng của Việt Nam. Với việc Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực gần 5 năm
nay, Việt Nam đã có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập,
an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét