Các đối tượng xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân
quyền ở Việt Nam hiện nay về cơ bản là những lực lượng cực hữu ở một số nước
phương Tây, chủ yếu tại Mỹ, lực lượng cực hữu người Việt ở nước ngoài và những
cá nhân người Việt trong nước bị các thế lực cực hữu nước ngoài mua chuộc, lợi
dụng để chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị - xã hội tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, là những người nghiên cứu lý luận, hoạt động chính trị đảng phái
tại một số nước phương Tây và cả những người cơ hội chủ nghĩa, suy thoái về tư
tưởng, chính trị tại Việt Nam.
Các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân
quyền ở Việt Nam hiện nay thường tập trung vào hoạt động tuyên truyền xuyên
tạc, phủ nhận các giá trị lý luận, thực tiễn về dân chủ, nhân quyền, như lợi
dụng các hiệp định, dự án hợp tác với nước ngoài, nhằm phá hoại và làm chệch
hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam; kích động vấn đề dân tộc
thiểu số và xuyên tạc Việt Nam có “hai chính sách tôn giáo”: Chính sách bảo đảm
trên hình thức và “chính sách” không bảo vệ, không bảo đảm quyền của các dân
tộc thiểu số trong thực tế thông qua “cơ chế xin - cho” và tạo lập các “tôn
giáo quốc doanh”. Trong các báo báo về tình hình nhân quyền trên thế giới, phần
viết về Việt Nam, họ thường phê phán, xuyên tạc Chính phủ Việt Nam ngăn cản tự
do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp; hay xuyên tạc cái gọi là
“việc áp dụng một cách bất công Bộ luật hình sự”. Họ cho rằng, Việt Nam có
chính sách hai mặt trong việc giam giữ tù nhân chính trị: công khai thì khép
vào tội “vi phạm luật pháp” nhưng thực tế là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân
chính trị”; hay các luận điệu xuyên tạc về sử dụng cách tra tấn, bức cung, nhục
hình đối với những người bị tạm giữ, tạm giam; bắt giữ và xét xử tùy tiện; duy
trì án tử hình; cáo buộc tình trạng đàn áp, ngăn chặn, cản trở hoạt động của
luật sư(13)...
Về phương thức, cách thức chống phá hiện nay, các thế
lực phản động, thù địch triệt để sử dụng truyền thông đại chúng, đặc biệt là
mạng internet, xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về
trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt
Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để xuyên tạc, kích
động về tư tưởng, chính trị. Họ lợi dụng các sai sót trong công tác quản lý nhà
nước để xuyên tạc, kích động khiếu kiện, biểu tình trái phép. Họ tổ chức các
hội thảo để xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử, tuy âm thầm nhưng tác
hại lâu dài, rất thâm độc. Các thế lực thù địch dùng chiêu bài “mớm lời”,
“rắc thính”, kích động để không chỉ gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, suy thoái
về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Trước thực tế đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội cần nâng cao bản lĩnh,
trí tuệ để nhận diện và vạch trần bản chất của các luận điệu xuyên tạc, phủ
nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam hiện nay(14). Vì thực chất,
đấu tranh trên mật trận tư tưởng lý luận về dân chủ, nhân quyền còn phản ánh
cuộc đấu tranh về tư tưởng chính trị - pháp lý giữa hai loại hình giá trị tư
tưởng XHCN và tư sản. Đây là đặc điểm có tính bản chất của cuộc đấu tranh không
có giới tuyến địch - ta rõ ràng, mà nằm ngay trong nhận thức của mỗi người và
mỗi tổ chức. Vì thế, nhân dân, trước tiên là mỗi cán bộ, đảng viên, đều là chủ
thể đấu tranh với các thế lực thù địch trên lĩnh vực này. Trong phương thức đối
thoại, đấu tranh trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền cần coi trọng cách thức,
phương pháp, biện pháp tư tưởng chính trị, như truyền thông, vận động nhằm nâng
cao nhận thức, tích cực phòng - chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và coi
trọng cách thức kết hợp trong đối thoại có đấu tranh, trong đấu tranh có đối
thoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét