Liên minh quân sự là một vấn đề khá phổ biến với nhiều nước,
sau chiến tranh thế giới thứ hai, không ít liên minh quân sự đã ra đời như: Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); Tổ chức Hiệp ước Trung tâm Baghdag; Tổ
chức Hiệp ước Trung Đông (CENTO);... Những liên minh quân sự nói trên có thể
làm gia tăng sức mạnh quân sự, quốc phòng của các nước thành viên; tạo sự chuyển
hóa về thế trận và lực lượng quân sự trên chiến trường trong những thời điểm nhất
định.
Trong chính sách quốc phòng, Việt
Nam chúng ta chủ trương “không liên minh quân sự”. Đây là chủ trương hoàn toàn
đúng đắn. Bởi lẽ, liên minh quân sự không phải là giải pháp tối ưu trong bảo vệ
độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ quyền và lợi ích quốc gia,
dân tộc là thiêng liêng và tối cao, không thể phó thác hoàn toàn cho bên ngoài,
dù đó là một đồng minh cường quốc. Và thực tế, trên thế giới chưa bao giờ và
chưa có nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một
dân tộc khác; mặc dù, có quan hệ thân thiết với nhau, thậm chí liên minh quân sự
với nhau.
Cho nên, với Việt Nam, bảo vệ Tổ
quốc phải bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực, sức mạnh nội sinh của đất nước,
kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ và giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng quốc tế. Việt Nam không chọn bên, không
đi theo một cường quốc nào, không dựa hẳn vào một cường quốc nào để bảo vệ chủ
quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc mình; không thể dựa vào bất kỳ liên minh
quân sự nào, càng không thể trông chờ vào nước ngoài. Đó là vấn đề có tính
nguyên tắc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét