Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

NVH41 - NÂNG CAO Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI NGƯỜI TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

Internet và mạng xã hội đang mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin, thể hiện bản thân và trải nghiệm cuộc sống; giao lưu, gắn kết cộng đồng, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, kinh doanh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Internet và mạng xã hội như “người bạn đồng hành” của nhiều người. Việt Nam là một đất nước dân chủ, công dân có quyền được tự do ngôn luận và tự do báo chí. Nhà nước luôn hỗ trợ, tạo điều kiện để công dân Việt Nam được phát huy dân chủ. Tuy nhiên, bên cạnh số đông người tham gia, sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức, trách nhiệm, vẫn xuất hiện những phát ngôn lệch chuẩn, đi ngược đạo lý và truyền thống dân tộc, thậm chí có ý kiến trái ngược với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước; không ít những cá nhân phần vì kém hiểu biết, phần vì chưa nắm rõ nguồn tin đã vô tình chia sẻ những phát ngôn, bài viết với thông tin sai trái, chống đối Đảng và Nhà nước. Do vậy, đẩy mạnh công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng vừa là vấn đề có tính cấp thiết, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu dài, đòi hỏi mỗi người dân phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, góp phần ngăn chặn những thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch, nhất là trên không gian mạng.

Quan điểm, đường lối của Đảng trong đấu tranh phòng, chống hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng

Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết liệt. Trong các văn kiện đại hội Đảng ở thời kỳ đổi mới, Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) của Đảng đã xác định “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một trong bốn nguy cơ. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”. Đại hội IX của Đảng khẳng định phải “Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch”. Với tinh thần đó, Đại hội X của Đảng đã yêu cầu “chủ động và kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động, góp phần làm thất bại mọi mưu toan “diễn biến hòa bình,” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”.

Đến Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị khoá XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Như vậy, có thể thấy, đấu tranh trên không gian mạng hiện nay là rất gay gắt trên mặt trận tư tưởng lý luận. Giữ vững trận địa tư tưởng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp thiết.

Tuy nhiên, việc đấu tranh phản bác các thông tin giả, xấu độc, sai sự thật trên không gian mạng ở một số cán bộ, đảng viên, quần chúng chưa thật sự chủ động, chưa thường xuyên, còn lơ là, thiếu sót, thiếu tính tự giác dễ dẫn đến bị kẻ xấu lợi dụng, kích động nhưng chưa được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời; kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin chưa thành thạo, nhiều người chưa biết cách vào các trang mạng xã hội để bình luận (comment) phản bác những luận điệu xuyên tạc… nên chưa tạo được sự chú ý rộng rãi và sức lan tỏa đối với cộng đồng.

Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người trong đấu tranh phòng, chống hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng

Một là, các cơ quan truyền thông tăng cường phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phương thức, thủ đoạn và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước trên không gian mạng; kịp thời cập nhật, cung cấp thông tin chính thống về các vấn đề, vụ việc mà dư luận xã hội quan tâm để cho người dân dễ dàng tiếp cận, đối chiếu, kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội.

Hai là, các cơ quan đảng, nhà nước tăng cường các biện pháp công tác quản lý đảng viên, quản lý cán bộ, thường xuyên thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, người lao động; quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng mạng xã hội của cán bộ, đảng viên, chủ động trong công tác cập nhật, tiếp cận, xử lý thông tin.

Ba là, thông qua các hình thức đa dạng như các hội thi tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, các hoạt động vì cộng đồng để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục lối sống cao đẹp, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cần phát huy vai trò của mình cùng với Nhà nước chăm lo đời sống cho nhân dân, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào công cuộc đổi mới đất nước, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Nhân dân ta do Đảng lãnh đạo. Tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình tuân thủ và chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không tin, không nghe, không làm theo những luận điểm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi tư tưởng, hành động làm nguy hại đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến môi trường hòa bình ổn định của đất nước.

Năm là, duy trì thường xuyên và có hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền trong quần chúng nhân dân. Cần phát huy hiệu quả lợi thế từ công tác tuyên truyền, với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; chủ động thông tin chính thống, chính xác, đầy đủ, kịp thời, bảo đảm tính định hướng nhằm giải quyết hiệu quả các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, nhất là trước những sự kiện nhạy cảm, phức tạp, tạo sự đồng thuận cao trong cơ quan, đơn vị, Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thường xuyên nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội trong quần chúng nhân dân; định hướng thông tin chính xác, kịp thời nhằm tạo khả năng “miễn dịch”, “tự đề kháng” trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ địch để chủ động tiến công, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, kích động, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...