Trong các văn
kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước ta đều khẳng định nhất quán chính
sách quốc phòng Việt Nam mang tính chất chính nghĩa, hòa bình và tự vệ. Mọi
luận điệu xuyên tạc, đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng chính đáng của đất nước,
nhân dân Việt Nam đều phải bị lên án, bác bỏ.
Điều 4, Luật
Quốc phòng chỉ rõ: “… không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này
chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ
của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi”. Sách
trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 tiếp tục khẳng định: “Chính sách Quốc phòng của
Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải
quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp
quốc tế,…”.
Trên thực tế,
Việt Nam luôn nỗ lực thực thi đúng đắn chính sách quốc phòng đã đề ra với đường
lối quốc phòng, quân sự độc lập, tự chủ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế
trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, tạo sức
mạnh bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đồng thời, tích cực thực hiện cam kết trở thành
quốc gia thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần duy trì
hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, cả lý luận và thực
tiễn đều khẳng định nhất quán quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về chính sách quốc phòng phù hợp với lịch
sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, có tính nhân văn sâu sắc; được công khai,
minh bạch nhằm tăng cường sự hiểu biết, xây dựng lòng tin của các quốc gia với
Việt Nam.
Song, với dã
tâm thâm độc, âm mưu nham hiểm, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội
chính trị không từ thủ đoạn nào để chống phá, xuyên tạc chính sách quốc phòng
Việt Nam. Họ sử dụng nhiều hình thức, phương tiện, như: viết tin, bài, bình
luận; quay, cắt ghép, phát tán các video clip trên YouTube và livestream trên
các trang mạng xã hội; núp bóng dưới chiêu trò cái gọi là “Người yêu nước”,
“Chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”, phản biện “Sách trắng Quốc phòng”,...
để suy diễn, bịa đặt, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam. Chúng cho rằng,
chính sách quốc phòng Việt Nam đã lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp; chủ trương “không
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là Việt Nam đã
“từ bỏ dùng vũ lực trong bảo vệ đất nước”, là “tự trói tay, chân mình”, “ tự cô
lập mình”, tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn trong bảo vệ Tổ quốc, không
phù hợp với tình hình thực tế, đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc
tế. Họ lợi dụng các điểm mới trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 để đưa
ra bình luận, quy chụp thiếu căn cứ về nguyên tắc “bốn không”; đưa ra tư vấn,
góp ý, kiến nghị Việt Nam thiết lập, tham gia liên minh quân sự. Xảo trá, trắng
trợn hơn, chúng còn quy chụp việc Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng, an
ninh là khơi mào cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, là để chống lại một nước
thứ ba. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông tác động đến
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo, các thế lực thù địch, phản động
xuyên tạc rằng, với chính sách quốc phòng hiện nay thì Việt Nam không thể giữ
vững chủ quyền, quyền chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, v.v. Từ đó, hô hào, cổ súy tư tưởng sai trái, kêu gọi dựa vào nước ngoài,
nhất là các nước lớn và tham gia liên minh quân sự để bảo vệ chủ quyền biển,
đảo, bảo vệ đất nước.
Vậy, sự thật phía
sau cái nhìn sai lệch, phiến diện, chống phá quyết liệt chính sách quốc phòng
Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động là gì?
Trước hết, cần khẳng định rằng, bản chất, mục
đích chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động là không
hề thay đổi, nhưng âm mưu, thủ đoạn, sách lược ngày càng tinh vi, xảo quyệt
hơn.
Thứ hai, các thế lực
thù địch, phản động luôn tìm mọi cách dẫn dắt, hướng lái Việt Nam tham gia các
liên minh quân sự, dần đi sâu vào quỹ đạo lệ thuộc, tiến tới thay đổi chế độ
chính trị, xã hội.
Thứ ba, tiếp tục đẩy
mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ; “phi chính trị hóa” Quân đội, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa, làm thay đổi thể chế chính
trị ở Việt Nam.
Thứ tư, kích động,
gieo rắc tâm lý hoài nghi trong nhân dân, lừa bịp, dẫn dắt dư luận, chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Để đấu
tranh phản bác những luận điệu chống phá, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt
Nam của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc cần Thực hiện nhất quán đường lối tăng cường hội nhập quốc tế, đối
ngoại quốc phòng, nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức
an ninh chung
Chính sách quốc phòng không liên minh quân sự không phải bất biến,
cứng nhắc mà luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực
tiễn. Hiện tại, chúng ta hoàn toàn đủ khả năng để quản trị được tình hình an
ninh, không để phát sinh xung đột và xảy ra chiến tranh; nhưng khi đất nước xảy
ra nguy cơ chiến tranh thì Đảng, Nhà nước sẽ hoạch định những chiến lược, chính
sách quốc phòng phù hợp. “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều
kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân
sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Tăng cường hội nhập quốc tế và đối
ngoại quốc phòng theo phương châm “tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt,
hiệu quả” để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước, giải quyết các thách thức an
ninh chung và luôn coi đó là kế sách giữ nước từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa
bình. Là một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực
hiện nghiêm túc các nghĩa vụ quốc tế; đồng thời, tích cực hợp tác cùng các quốc
gia khác để giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên. Việt Nam đánh giá cao
vai trò của Liên hợp quốc trong các hoạt động giải trừ quân bị, gìn giữ hòa
bình, ngăn ngừa xung đột, chạy đua vũ trang, chiến tranh; thực thi những chuẩn
mực cốt lõi trong quan hệ với các nước theo luật pháp quốc tế; hoan nghênh và
ủng hộ những sáng kiến nhằm ngăn chặn việc phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử
dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Việt
Nam luôn nỗ lực tham gia giải quyết các vấn đề chung của khu vực, thế giới;
tích cực, chủ động đóng góp nhiều sáng kiến, định hình cơ chế đa phương về quốc
phòng, an ninh phù hợp với khả năng và lợi ích của quốc gia, nhất là với các
nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; mở rộng phạm vi,
quy mô tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập an ninh
phi truyền thống và các hoạt động khác. Coi trọng và từng bước tham gia các cơ
chế quốc phòng, an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Liên minh châu
Âu (EU). Tham gia sâu rộng Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Đối thoại
Shangri-la, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM, ADMM+).
Ở cấp độ toàn cầu, từ năm 1991, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Cảnh
sát hình sự quốc tế (Interpol) và từ năm 2014, Việt Nam tham gia sứ mệnh gìn
giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc các hiệp
định, thỏa thuận đã ký kết với các nước; đồng thời, thiết lập và duy trì đường
dây nóng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng các nước để trao đổi
thông tin, giải quyết những vấn đề tồn đọng. Đến nay, chúng ta đã cử nhiều lực
lượng (trong đó có 37 sĩ quan quân đội) tham gia các Phái bộ gìn giữ hòa bình
của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Xu-đăng; tổ chức triển khai hai
bệnh viện dã chiến cấp hai (mỗi bệnh viện có biên chế gồm 63 quân nhân) tại
phái bộ Nam Xu-đăng và đang tích cực chuẩn bị đội công binh để triển khai theo
yêu cầu của Liên hợp quốc. Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ đối ngoại quốc
phòng với trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặt văn phòng Tùy viên quân sự tại
Liên hợp quốc và 37 quốc gia khác; có 49 quốc gia đặt văn phòng Tùy viên quân
sự tại Việt Nam(6). Việt Nam cùng các quốc gia khác tổ chức thành
công nhiều đợt huấn luyện, diễn tập thực địa về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm
họa, tìm kiếm cứu nạn, chống dịch bệnh; diễn tập về an ninh hàng hải và chống
khủng bố tại nhiều quốc gia, như Ấn Độ, Bru-nây, Xin-ga-po, Thái Lan; tham gia
giao lưu, kết nghĩa biên cương thắm tình hữu nghị với các nước láng giềng;...
Đây là những việc làm thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong ngăn
ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và
trên thế giới, nâng cao vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên
trường quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét