Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng lãnh
đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết
tâm chính trị “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” giúp cho đất nước ta không
ngừng ổn định, phát triển, tạo thế và lực cho Việt Nam trên trường quốc tế, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng
tình, ủng hộ.
Từ đó, nhiều
đại án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử
nghiêm minh, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên và Nhân
dân hoan nghênh, đánh giá cao. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có chiều hướng giảm.
Bên cạnh những
kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực thì có lúc, có nơi, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở một
số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ rệt; công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số nơi còn hình thức. Một bộ
phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, dẫn đến
các biểu hiện về tham nhũng, tiêu cực. Đây là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch, phản động đưa ra các quan điểm sai trái
về công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta. Tham nhũng vẫn là một trong bốn nguy cơ đe doạ
sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Các thế lực
thù địch tuyên truyền: công tác phòng, chống tham nhũng chỉ là sự tiêu diệt giữa
các “bè phái” với nhau; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mạnh
thì lấy đâu cán bộ để làm việc, gây cản trở sự phát triển, làm nhụt chí sáng tạo
của cán bộ, đảng viên; phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhưng cán bộ thì vẫn
giàu, cho con du học nước ngoài, mua biệt thư…
Phải khẳng
định rằng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của
Việt Nam được đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng rất quyết liệt, bài bản và đi
vào chiều sâu. Là sự kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý
nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng,
tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng
phí, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của
toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành
chính, kinh tế, hình sự. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong
cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức,
đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng
văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức…
Công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã, đang và sẽ là một nguồn động lực để giúp
đất nước ta ngày càng phát triển. Đây cũng là minh chứng rõ nét phản bác những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác phòng, chống tham
nhũng của nước ta hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét