Những ngày gần đây, trên mạng xã hội phát tán, lan truyền nhiều video, hình ảnh về một người đàn ông tự xưng là “sư Thích Minh Tuệ”, trang phục như tu sỹ Phật giáo. Trong quá trình đi bộ qua các địa phương đã có quần chúng nhân dân và Phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dường vật phẩm, thức ăn và đi theo sau gây ách tắc giao thông cục bộ. Các hình ảnh, clip được lan truyền trên các trang mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều.Qua xác minh sơ bộ, người đàn ông trên có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Gia đình ông sau đó chuyển đến sinh sống tại huyện Ia Grai, Gia Lai, từng là nhân viên đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên. Theo thông báo của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), ông Lê Anh Tú không phải tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của GHPGVN. Ông Lê Anh Tú cũng nhiều lần khẳng định nội dung trên qua các clip được đăng tải trên mạng xã hội mà chỉ đang “tập học” theo lời dạy của Đức Phật.
Thích Minh Tuệ
đã “tự tu” hạnh đầu đà (tu khổ hạnh - mặc áo vá, khất thực, ngày ăn một bữa,
tối ngủ dưới gốc cây hoặc nơi nhà hoang, nghĩa địa, không nhận tiền cúng dường,
khước từ mọi tiện nghi…) được 6 năm và 4 lần đi bộ từ Nam ra Bắc rồi quay lại
mà không gây ra sự ồn ào nào trước đây. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số
đối tượng lợi dụng hoạt động bộ hành trên để quay clip, chụp hình đăng lên các
trang mạng xã hội với mục đích “câu view” để bán hàng online.
Không bỏ lỡ cơ
hội, các thế lực thù địch đã lợi dụng “hiện tượng Thích Minh Tuệ” để chống phá
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trên mạng xã hội:
Mục đích đầu
tiên mà thế lực thù địch nhắm tới là chia rẽ các tôn giáo với Đảng, Nhà nước.
Chúng gieo rắc, thổi phồng mâu thuẫn, tranh chấp để khẳng định rằng tôn giáo và
chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam không thể tồn tại song hành; đánh tráo
khái niệm bằng cách tuyệt đối hoá quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chịu
bất cứ sự ràng buộc, chế tài xử phạt nào; bịa đặt rằng Đảng, Nhà nước, chính
quyền địa phương “phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo”. Trong vụ việc Thích Minh
Tuệ, nếu đám đông vây quanh “sư thầy đi bộ” gây lộn xộn, cản trở giao thông và
cơ quan chức năng phải can thiệp để đảm bảo ANTT, ATGT thì chúng sẽ rêu rao:
“Công an cản trở nhà sư hành đạo”.
Mục đích thứ
hai của các thế lực thù địch là chia rẽ người theo đạo và người không theo đạo,
chia rẽ các tôn giáo với nhau, gây mâu thuẫn bên trong từng tôn giáo nhằm làm
suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta. Trong vụ việc Thích Minh Tuệ, đã
xuất hiện những luận điệu gây mâu thuẫn giữa Phật giáo và Công giáo, bài xích
GHPGVN, so sánh thiếu thiện chí giữa “nhà sư đi bộ” với hàng chục nghìn tăng,
ni “đang hưởng lạc trong chùa to, cổng kín”, coi khổ hạnh là chánh pháp, pháp
tu duy nhất.
Mục đích thứ ba
là cổ xuý, “anh hùng hoá” các hiện tượng mạng xã hội theo hướng đối lập với
những giá trị truyền thống.
Tự do tôn giáo,
không phải “tự do lợi dụng tôn giáo”
Theo khảo khát
của Viện Diễn đàn Pew có trụ sở ở Mỹ, Việt Nam thuộc nhóm 12 quốc gia trên thế
giới có mức độ đa dạng tôn giáo rất cao. Còn theo Ban Tôn giáo Chính phủ, nước
ta có 26,5 triệu tín đồ tôn giáo – chiếm 27% dân số. Trong đó, đạo Phật là tôn
giáo lớn nhất với hơn 14 triệu tín đồ, sở hữu 18.544 ngôi chùa với gần 55.000
tăng, ni đang tu hành. Công giáo đứng thứ hai với hơn 7 triệu tín đồ và 7.771
cơ sở thờ tự. Đạo Tin Lành và Cao Đài lần lượt xếp thứ ba và thứ tư về số lượng
tín đồ.
Các tôn giáo
đều bình đẳng trước pháp luật và người dân được tự do lựa chọn tôn giáo, lựa
chọn tín ngưỡng hoặc lựa chọn không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào. Nhà nước đảm
bảo và tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển theo đúng quy định nhưng cũng
nghiêm khắc xử lý theo pháp luật các hành vi lợi dụng tôn giáo gây mất an ninh,
trật tự./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét