Hòa
hợp dân tộc ở Việt Nam là một trong những truyền thống nhân văn, thể hiện ý
nghĩa về sự đoàn kết và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thời gian qua, tiếp tục giữ vững và phát huy
truyền thống dân tộc, Đảng và Nhà nước đã triển khai, áp dụng một cách khoa học,
hiệu quả giá trị này; xem đây là một trong những yếu tố cấu thành khối đại đoàn
kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp đất nước ngày càng phát triển. Tuy
nhiên, với cái nhìn hạn hẹp, định kiến cùng những âm mưu phá hoại, các thế lực
chống đối và thù địch vẫn thường xuyên tạc, phủ nhận chính sách hòa hợp dân tộc
của Đảng và Nhà nước ta.
Hiện
nay, các thế lực chống đối và thù địch thường xuyên đưa ra các quan điểm
sai trái, xuyên tạc và phủ nhận về chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước
ta. Bên cạnh các tài liệu, văn bản phát tán trái phép, họ đã tận dụng triệt để
sự phát triển của công nghệ số mà điển hình là dùng Internet để chống phá.
Thông qua một số website, các mạng xã hội, các ứng dụng chạy trên nền tảng
điện thoại thông minh, các thế lực thù địch đã tăng cường xuyên tạc, bóp méo về
chính sách hòa hợp dân tộc của Việt Nam.
Có
thể nhận diện các quan điểm, luận điệu sai trái xuyên tạc và phủ nhận về hòa hợp
dân tộc qua các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, các thế lực chống đối và
thù địch cho rằng ở Việt Nam không có hòa hợp dân tộc thực sự vì xã hội Việt
Nam luôn có sự bất đồng và mâu thuẫn giữa các tộc người với nhau, đặc
biệt là mâu thuẫn giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số, giữa
người Công giáo và phần còn lại của dân tộc...
Thứ hai, họ cho rằng các chính sách,
luật pháp về hòa giải, hòa hợp dân tộc ở Việt Nam hiện nay là “đãi bôi”,
“con đường nửa vời”; Đảng và Nhà nước Việt Nam không có thiện chí trong quá
trình hòa hợp dân tộc.
Thứ ba, họ tự nhận mình là “người đại
diện” cho “nguyện vọng của đa số” để tuyên truyền đề xuất cho cái gọi là
“phương cách hòa hợp”.
Thứ tư, lợi dụng tính chất dễ dàng tìm kiếm, dễ truy cập của mạng Internet,
các thế lực chống đối và thù địch đã thường xuyên dẫn lại, cố tình chỉnh
sửa các thông tin một cách bừa bãi mà không có và không cần
nguồn kiểm chứng nhằm phá hoại, xuyên tạc.
Thứ năm, họ cho rằng Đảng và
Nhà nước Việt Nam vẫn cấm đoán và hạn chế các nghiên cứu về văn
hóa, văn học miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Vì thế vẫn chưa có sự
hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Nhìn
chung, dù được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tựu trung, các
quan điểm sai trái trên đều nhằm cùng mục đích: cố tình xuyên tạc, bôi nhọ
chính sách hòa hợp của Đảng và Nhà nước ta, qua đó hòng kích động, chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, thay đổi và phá hoại sự ổn định chính trị - xã hội và cuối
cùng là đòi đa nguyên đa đảng.
Khép
lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp là quan điểm hòa hợp, hòa giải
nhân văn của bất cứ quốc gia tiến bộ nào trên thế giới. Với tư cách là một quốc
gia có độc lập chủ quyền, có luật pháp và có vị thế quan trọng trên
chính trường quốc tế, Việt Nam đã và đang làm tốt công tác hòa hợp dân tộc, góp
phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, hòa hợp không đồng nghĩa với
xuyên tạc lịch sử, với vi phạm pháp luật. Chúng ta dang rộng vòng tay chào
đón mọi người con Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới trở về trong hòa
bình, trở về với tâm thế xây dựng đất nước... nhưng chúng ta cũng cương
quyết không chào đón, thậm chí phải loại bỏ những kẻ cơ hội, trở về nhằm mục
đích chia rẽ, phạm pháp và phá hoại đoàn kết dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét