Trải qua gần 40 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc dưới cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ở thời điểm năm 1986, GDP Việt Nam đạt khoảng 8 tỷ USD, chỉ xếp trên Myanmar (5,15 tỷ USD) trong số quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, giai đoạn 1986 - 2022, GDP Việt Nam đã tăng gấp 50 lần, đạt khoảng 406,45 tỷ USD, lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. Ước tính năm 2023, GDP Việt Nam đạt 430 tỷ USD, tăng 5,05% so với năm 2022. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, tổ chức khủng bố Việt Tân tích cực đăng tải những luận điệu sai trái, xuyên tạc bản chất, phủ định thành tựu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Về mặt bản chất, kinh tế thị trường là mô hình
kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung
cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường;
là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ phát triển nhất định của văn minh
nhân loại. Tại Đại hội lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đã xác định nhiệm vụ
“xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước”. Thuật ngữ xây dựng “nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” được Đảng sử dụng lần đầu tại Đại hội lần thứ IX (năm
2001). Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hình thái
kinh tế mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường, là cống hiến
mới vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó kết tinh
tính sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ tổng kết thực
tiễn Việt Nam và tiếp thu chắt lọc kinh nghiệm của nhân loại. Trong đó, kinh
tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là thể thống nhất,
không tách rời nhau, là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế đặt dưới sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế như
hiện nay, nền kinh tế phi thị trường là thuật ngữ dùng để chỉ các nền kinh tế
nơi chính phủ có độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn
định giá cả nội địa. Một quốc gia xuất khẩu bị xem là phi thị trường thì các
nguyên tắc tính toán giá thông thường sẽ không được sử dụng, dẫn tới tạo ra một
số bất lợi lớn cho các nhà sản xuất, xuất khẩu từ các nền kinh tế bị xem là phi
thị trường. Trên thực tế, mỗi quốc gia, nền kinh tế sẽ có quy định riêng về các
tiêu chí xác định kinh tế phi thị trường. Đối với nền kinh tế của Việt Nam, hiện
đã có 72 quốc gia công nhận là nền kinh tế thị trường, bao gồm các quốc gia
phát triển như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh... Hiện,
Hoa Kỳ cũng đang trong quá trình xem xét công nhận nền kinh tế thị trường của
Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét