Chính
sách đối ngoại của Đảng ta hiện nay mang tính toàn diện và bao trùm, phù hợp
với thực tiễn phát triển của thời đại, với cục diện thế giới, khu vực và môi
trường an ninh - đối ngoại, trong đó có việc xác định rõ “đối tác” và “đối
tượng” với sự kế thừa và tiếp nối chính sách đối ngoại nhất quán mà Việt Nam
tiến hành từ khi bắt đầu đổi mới đến nay.
Trong
giai đoạn hiện nay, trước tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức
tạp, Đảng ta đã xác định luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
đối ngoại, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa
ra định hướng hoạt động đối ngoại, đó là: “Đẩy mạnh đối ngoại song phương và
nâng tầm đối ngoại đa phương... Coi trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị,
truyền thống với các nước láng giềng... Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp
tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác
toàn diện và đối tác quan trọng khác... Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm
thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc
nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh
quốc gia và ổn định chính trị đất nước”. Nhìn một cách tổng quát, chính
sách đối ngoại của Đảng ta hiện nay là sự kế thừa và tiếp nối chính sách đối
ngoại từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, nhất là chính sách đối ngoại
được thông qua tại Đại hội XII của Đảng, với chủ trương nhất quán là “đa dạng
hóa và đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại”, “Việt Nam là bạn, là đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta đã nhận định: “Thế
giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp,
khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng
trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột
cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm
gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế... Cục
diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các nước
lớn hợp tác, thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng
trong quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ,
đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới... Khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh
tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn”. Thực tế cho
thấy, tình hình thế giới, khu vực, nhất là ngay trong khu vực Đông Á và Đông
Nam Á, đã có những diễn biến phức tạp, nguy cơ xung đột vũ trang tăng cao liên
quan đến chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ, đe dọa đến an ninh khu vực. Không
chỉ có vậy, từ khi chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”
của Mỹ và sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc được thực thi, đến
nay, khu vực này đã trở thành trọng tâm điều chỉnh chính sách an ninh và đối
ngoại của các nước trong và ngoài khu vực. Là một quốc gia nằm ở khu vực địa -
chính trị đang có sự cạnh tranh gay gắt và với mạng lưới quan hệ đối ngoại sâu
rộng có lợi ích đan xen, Việt Nam chịu những ảnh hưởng và tác động nhất định.
Trước tình hình đó, cách tiếp cận và hướng giải quyết mối quan hệ “đối tác” và
“đối tượng” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam cần tập trung vào hai nội
dung:
Thứ nhất, kiên định nguyên tắc và kiên trì những vấn đề mang
tính chiến lược, nhưng khôn khéo và linh hoạt trong sách lược và triển khai
thực hiện. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” cần luôn là phương châm đối ngoại của
Việt Nam trong mọi hoàn cảnh, với mọi vấn đề, giữa Việt Nam và các “đối tác”,
trong mối quan hệ chuyển hóa giữa “đối tác” và “đối tượng”.
Thứ hai, linh hoạt trong cách nhìn nhận “đối tác” và
“đối tượng”. Cần tránh quan điểm “nếu không ủng hộ ta thì là kẻ thù của ta”. Trong
thực tiễn hoạt động đối ngoại, một
mặt, Việt Nam phải luôn tỉnh táo nhận thức rằng “không có đồng minh vĩnh
viễn”; mặt khác, cần biết
tranh thủ những mặt xung đột của các “đối tượng” để có lợi cho ta. Trong quan
hệ quốc tế, điều căn bản nhất đối với mọi quốc gia chính là bảo đảm cao nhất
lợi ích quốc gia - dân tộc.
Việc
xác định rõ “đối tác” và “đối tượng” trong chính sách đối ngoại của Đại hội
XIII của Đảng thể hiện sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Các Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX và
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, XIII đã nhất quán trong việc xác định “đối
tác” và “đối tượng”, là cơ sở để thể chế hóa “đối tác” và “đối tượng” trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới.
Tóm lại, đường
lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đúng
đắn, phù hợp. Những thành tựu của chúng ta đạt được từ việc nhất quán thực hiện
đường lối, chính sách đó là rất quan trọng, được mọi tầng lớp nhân dân phấn khởi,
tự hào và tin tưởng, được các nước trên thế giới đánh giá cao, đã góp phần làm cho đất nước
ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét