Quan điểm và chính sách
quốc phòng “bốn không” của Việt Nam nhằm mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ
quốc từ sớm, từ xa. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức
tạp như hiện nay, nhất là trước tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine, các thế
lực phản động, thù địch cho rằng, chính sách “bốn không” của Việt Nam đã không
phù hợp, thực hiện chính sách “bốn không” Việt Nam sẽ bị cô lập trong cộng đồng
quốc tế.
Chúng cho rằng, chính
sách quốc phòng Việt Nam đã lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp; chủ trương không
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực là Việt Nam đã “tự trói tay, chân
mình”, “tự cô lập mình”, không phù hợp với tình hình thực tế, đi ngược lại xu
thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Chúng cổ súy, kêu gọi dựa vào nước ngoài,
nước lớn, tham gia liên minh quân sự để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ đất
nước.
Với dã tâm thâm độc, âm
mưu nham hiểm, các thế lực thù địch, phản động không từ thủ đoạn nào để chống
phá. Chúng triệt để sử dụng internet và mạng xã hội để đăng clip, viết bài,
tung tin suy diễn, bịa đặt, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam. Âm mưu
của chúng không ngoài mục đích nhằm kích động, gieo rắc tâm lý hoài nghi trong
Nhân dân, từ đó phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, “phi chính trị hóa” Quân đội, tiến tới xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa, làm
thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.
Lịch sử các cuộc đấu tranh của dân tộc đã
chứng minh, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không phải xuất phát từ việc tham gia các
liên minh quân sự mà chính là từ sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam. Đó là
sức mạnh của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh
của dân tộc với sức mạnh của thời đại; nhờ đó, Đảng đã lãnh đạo toàn quân, toàn
dân ta làm nên chiến thắng, đập tan mọi kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần.
Cần thấy rõ rằng, trong
các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta đều khẳng định nhất quán chính sách quốc
phòng Việt Nam mang tính chất chính nghĩa, hòa bình và tự vệ. Điều 4, Luật Quốc
phòng và Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm đã nêu rõ, chủ trương của Việt
Nam là không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống
nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để
chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế.
Ngày nay, Việt Nam luôn
nỗ lực thực thi đúng chính sách quốc phòng đã đề ra với đường lối quốc phòng,
quân sự độc lập, tự chủ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, tạo sức mạnh bảo vệ vững
chắc Tổ quốc. Đồng thời, tích cực thực hiện cam kết trở thành quốc gia thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định
trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng
định nhất quán quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước Việt Nam về chính sách quốc phòng phù hợp với lịch sử dựng nước,
giữ nước của dân tộc, có tính nhân văn sâu sắc; được công khai, minh bạch nhằm
tăng cường sự hiểu biết, xây dựng lòng tin của các quốc gia với Việt Nam.
Để đấu tranh phản bác
những luận điệu chống phá, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam của các thế
lực thù địch, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang nói chung và Quân
khu 4 nói riêng cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về
chính sách quốc phòng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; âm
mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực phản động, thù
địch. Tích cực, chủ động tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống,
định hướng dư luận, phân biệt rõ đúng sai, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức, sức đề kháng, tự miễn dịch cho bộ đội trước những thông tin xấu độc, quan
điểm sai trái, thù địch của kẻ thù chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta; góp
phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét