Đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo, đoàn kết giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau là nguyên tắc
trọng tâm, xuyên suốt và nhất quán trong quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, đoàn kết
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau là một bộ phận của khối đại đoàn kết; là một
bộ phận không thể tách rời của chiến lược đại đoàn kết toàn dân. Việc tăng cường
đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo phải được
quan tâm thường xuyên và phải dựa trên những yêu cầu, nguyên tắc xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân.
Đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo phải trên cơ sở lợi ích của quốc gia, dân tộc và vì mục tiêu thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn lịch sử khẳng định
rất rõ, chính sự đoàn kết ấy đã làm nên sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng mọi
thù trong, giặc ngoài, xóa bỏ mọi áp bức, bất công xây dựng cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc. Trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước ta xác định khối đại đoàn
kết toàn dân tộc nói chung và sự đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng
bào không theo tôn giáo, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nói
riêng là động lực chủ yếu của sự nghiệp đổi mới.
Đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo
và cả hệ thống chính trị đều phải có trách nhiệm xây dựng, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; phải tôn trọng lẫn nhau, tin cậy ở
nhau để chung sức, chung lòng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương nhất là
vùng đồng bào tôn giáo, theo chức năng nhiệm vụ của mình phải ra sức củng cố,
tăng cường mối đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn
giáo cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước là, đi đôi với thực hiện
đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, giữa đồng
bào theo các tôn giáo khác nhau, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh với những
hành động lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo” gây chia rẽ mất đoàn kết, làm
suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong mọi trường hợp cần phân biệt rõ
ràng đâu là vấn đề thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo, đâu là vấn đề kẻ thù lợi dụng
kích động, chia rẽ, chống phá để có thái độ và hành động đúng đắn.
Đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo là nguyên tắc trọng tâm, xuyên suốt và nhất quán trong quan điểm
của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trên tất
cả các lĩnh vực trong thời gian qua là hết sức to lớn, không những chỉ trong nước
mà bạn bè quốc tế cũng thừa nhận. Đó là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó yếu
tố quan trọng nhất là đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo,
cũng như đồng bào theo các tôn giáo khác nhau luôn gắn bó trên nền tảng chính
sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, theo lời kêu
gọi yêu nước của Bác Hồ thời kỳ chống thực dân Pháp, nhờ chính sách đại đoàn kết
dân tộc, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo... đã đồng sức,
đồng lòng đứng lên đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, trong đó đồng bào theo tôn giáo cũng như đồng bào không theo tôn giáo
đều vì mục tiêu chung là thống nhất nước nhà, giành độc lập, tự do cho đất nước
mà thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là kết quả
sinh động nhất của tinh thần đoàn kết đó. Sau chiến tranh, đồng bào theo tôn
giáo và không theo tôn giáo tiếp tục kề vai, sát cánh vì mục tiêu xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đặc biệt là thời kỳ hội nhập, mục tiêu
chung của xã hội ta là làm cho “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Mục tiêu này luôn luôn gắn với lợi ích của mỗi cá nhân, của cả người
theo tôn giáo, không theo tôn giáo và của cả dân tộc. Do vậy, mọi người dân đất
nước Việt Nam ai ai cũng sẵn sàng gạt bỏ mọi sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng…
để chung tay vì mục tiêu của cách mạng.
Những năm gần đây, đồng bào theo các tôn giáo, đồng
bào không theo tôn giáo đã đoàn kết tích cực tham gia có hiệu quả vào nhiều hoạt
động, nhiều cuộc vận động như xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện
nhân đạo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư... Đặc biệt là cùng với MTTQ
tham gia hiệu quả nhiều chương trình góp phần xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo
đảm an ninh trật tự, phòng, chống tệ nạn xã hội… Các tổ chức tôn giáo có nhiều
cách làm sáng tạo tuyên truyền, vận động các tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”; “Sống
Phúc âm trong lòng dân tộc”, “Kính Chúa yêu nước”... Đó có thể xem đó như chất
keo kết dính đồng bào tôn giáo với đồng bào không tôn giáo và giữa các tôn giáo
với nhau. Người Việt Nam dù là dân tộc nào, dù tôn giáo hay không tôn giáo,
theo tôn giáo này hay tôn giáo khác... trong sâu thẳm lòng mình vẫn ấp ủ niềm tự
hào về nguồn gốc con cháu Lạc Hồng. Và ai ai cũng ước mong đất nước mình ngày
cường thịnh, non sông mình ngày càng đẹp tươi, đời sống đồng bào mình ngày càng
ấm no, hạnh phúc.
Tuy nhiên, trên thực tế còn có nơi này, nơi kia, người
này, người khác chưa hiểu rõ và thực hiện chưa tốt chính sách tôn giáo, trước hết
là chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết người có tôn giáo với nhau, đoàn kết
người khác tôn giáo với nhau, đoàn kết người có tôn giáo với người không tôn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Không ít người, trong đó có cả chức sắc tôn
giáo chưa gương mẫu trong thực hiện chính sách. Đặc biệt, một số đối tượng đã lợi
dụng tôn giáo để hoạt động chính trị; kích động, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, chia rẽ đồng bào tôn giáo, không tôn giáo và giữa các tôn
giáo với nhau…
Tăng cường sự đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng,
tôn giáo và những người không tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có các tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau đó là quan điểm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta. Ai đó nói rằng Việt Nam cản trở hoạt động tôn giáo là chưa hiểu hết
quan điểm, chủ trương và thực tiễn những gì đã, đang diễn ra. Nhà nước Việt Nam
quy định rõ, một tôn giáo muốn hoạt động hợp pháp phải đáp ứng đủ những tiêu
chí cơ bản như: có tín đồ tự nguyện tin theo, có giáo sĩ hướng dẫn việc đạo, có
tôn chỉ mục đích hoạt động không trái với pháp luật... Nhà nước Việt Nam cũng
chỉ quan tâm đến tư cách, phẩm chất công dân của những chức sắc các tôn giáo,
chứ không can thiệp vào trình độ tôn giáo của những người đó. Từ trước tới nay,
Việt Nam không xử tù, giam giữ, quản chế hành chính bất kỳ một nhân vật nào vì
lý do tôn giáo. Nhà nước khuyến khích tôn giáo tham gia các hoạt động giáo dục,
từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Đồng thời, Nhà
nước Việt Nam không tịch thu bất cứ tài sản nào của các tôn giáo ngoại trừ nếu
các tài sản đó được sử dụng như một công cụ nhằm phục vụ cho các hoạt động gây
bạo loạn, lật đổ, chống lại Nhà nước và nhân dân. Các tổ chức cá nhân tôn giáo
cũng được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc tế, được đi đào tạo ở nước
ngoài. Đã có rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc tế vào Việt Nam giao lưu với
các tổ chức tôn giáo...
Có nhiều nội dung cần bàn, nhưng vấn đề đặc biệt quan
trọng, có tính chiến lược lâu dài mà phải tiến hành thường xuyên và đồng bộ là
làm cho toàn Đảng, toàn dân nói chung, các tín đồ, chức sắc tôn giáo nói riêng
hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, tư tưởng, chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước hiện nay. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không
tín ngưỡng của công dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo hoặc
tín ngưỡng. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục phải làm cho mọi người
dân, các chức sắc và tín đồ tôn giáo nhận thức rõ, chủ động đấu tranh với những
âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét