Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã
hội mà Việt Nam đạt được qua gần 40 năm đổi mới theo mô hình phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học và
phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Những
thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sáng tạo, là kết quả của một quá trình nỗ lực
phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đất nước ta chưa bao
giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Thực tiễn là
vậy, song các thế lực thù địch lâu nay vẫn thường xuyên đưa ra các quan điểm
sai trái, xuyên tạc chủ trương đúng đắn này của Đảng hòng mưu toan chống phá
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống phá con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có thể nhận diện các luận điểm sai trái theo các nhóm
vấn đề sau:
- Họ xuyên tạc
rằng, kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy
luật của chủ nghĩa tư bản, qua đó theo một phương án duy nhất là phát triển
thành kinh tế tư bản chủ nghĩa. Không có nền kinh tế nào là nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ
nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; nếu bỏ “cái đuôi” định hướng
xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, đạt được
kết quả còn lớn hơn nhiều.
- Việt Nam đang “xoay trục” sang phát triển
kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa bằng việc xác định kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, trong khi vẫn tuyên truyền, mị
dân bằng cách sử dụng các từ ngữ, khái niệm của chủ nghĩa xã hội.
Những luận điểm trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối
là xuyên tạc đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta; gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin đến một bộ phận
cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân làm ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất nhận
thức, tư tưởng trong xã hội.
Các thế lực thù
địch đã sai lầm khi chỉ căn cứ vào việc phát triển kinh tế tư nhân trong thời
kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội để quy chụp Việt Nam đi theo con đường tư bản
chủ nghĩa. Bởi vì, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong nền kinh tế quá
độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì sự tồn tại, phát triển của nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Qua
nhiều kỳ đại hội, Đảng ta đã đề cập những nét cơ bản của nền kinh tế nhiều
thanh phần. Đặc biêt, Cương lĩnh năm 1991 xác định đường lối của Đảng là: “Phát
triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”, Cương lĩnh nêu rõ: Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo...Kinh tế
cá thể còn có phạm vi lớn, từng bước đi vào con đường làm ăn hợp tác trên
nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Tư bản tư nhân được kinh doanh ở
những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định. Đến nay, các
thành phần kinh tế, các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân đều có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời nhằm phát triển lực lượng sản
xuất, Đảng ta xác định: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, kinh tế tư
nhân ở nước ta không phải phát triển một cách tự phát mà phải tuân thủ pháp
luật, chính sách của Nhà nước, được định hướng hoạt động phù hợp với chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước.
Nhằm tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển, Nhà nước khuyến khích,
tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt
động, tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc chuyển
đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp thông qua các chính
sách như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất trong những
năm đầu hoạt động; tư vấn, hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp, xây dựng
phương án sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác tài chính, kế toán; cung cấp
thông tin; hướng dẫn quản trị doanh nghiệp và tư vấn pháp luật. Hoàn thiện và
bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo tiền đề hình thành
các tập đoàn kinh tế tư nhân sở hữu hỗn hợp, bao gồm cả việc góp vốn vào các
tập đoàn kinh tế nhà nước có tiềm lực vững mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia
mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, nông nghiệp. Bảo đảm các cơ chế, chính
sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với cơ chế thị
trường và thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân; không biến các
cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ
"lợi ích nhóm" dưới mọi hình thức. Không biến việc chấp thuận, xác
nhận, chứng nhận đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật thành
giấy phép con, gây cản trở hoạt động của kinh tế tư nhân...
Mặt khác, cũng cần nhận thức, giữa nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam có sự khác nhau căn bản và điểm khác biệt rõ nhất là trong nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người làm chủ là giới chủ tư bản, là giai
cấp tư sản, còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, người làm chủ là Nhân dân. Vấn đề này, Đại hội VI Đảng ta xác định: Đảng
lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, “cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng”.
Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra những nội hàm
cơ bản về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: “Đó là
nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh
tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển
phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã - hội”.
Vì vậy, những luận điểm sai trái về nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là những quan điểm chủ
quan, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, cán bộ, đảng viên và
nhân dân nâng cao nhận thức và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của
các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, trong tình hình mới...nhằm bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét