Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

NVA41 - BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐÒI HỎI CẤP BÁCH HIỆN NAY

 

Vấn đề bồi dưỡng, nâng cao, phát triển phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ Luật sư Việt Nam là một trong những đòi hỏi cấp bách hiện nay. Vậy hiểu thế nào bản lĩnh chính trị của Luật sư? Thế nào là phẩm chất chính trị của người Luật sư? Bản lĩnh chính trị, phẩm chất chính trị của Luật sư được thể hiện như thế nào trong cuộc sống và trong hành nghề? Khi nào, tiêu chuẩn nào để đánh giá một Luật sư được coi là có phẩm chất chính trị, có bản lĩnh chính trị và đáp ứng yêu cầu “có bản lĩnh chính trị vững vàng”.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới tại khoản 7 Mục IV quy định: “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”.

Chủ đề Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III có nội dung: “Đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương, quyết tâm xây dựng đội ngũ Luật sư Việt Nam trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Trước đó, năm 2019, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam thay thế Bộ Quy tắc ban hành năm 2011 mặc dù không trực tiếp đề cập đến phẩm chất chính trị, đến bản lĩnh chính trị của Luật sư Việt Nam. Nhưng tại Lời nói đầu của Bộ Quy tắc đã đề cập đến một số nội dung đề cập về phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị của Luật sư Việt Nam: “Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định: “Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng”. Nghị quyết đưa yêu cầu về bản lĩnh chính trị lên trước cầu về đạo đức, am hiểu pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp đối với người Luật sư và nghề Luật sư trong giai đoạn mới.

Cụ thể, khoản 7, Mục IV Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định: “Hoàn thiện thể chế về Luật sư và hành nghề Luật sư, bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với Luật sư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động hành nghề Luật sư. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Củng cố hội luật gia các cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của thành viên hội luật gia trong thực hiện nhiệm vụ đúng quy định pháp luật”.

Nghị quyết số 27-NQ/TW đề ra các tiêu chuẩn quan trọng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư nghề Luật sư tại Việt Nam trong giai đoạn mới bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nội dung sau:

Thứ nhất, tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị vững vàng của người Luật sư. Nghị quyết đã đưa tiêu chuẩn, yêu cầu, đòi hỏi về bản lĩnh chính trị vững vàng của người Luật sư.

Thứ hai, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp trong sáng của người Luật sư. Nghị quyết chỉ rõ người Luật sư phải có Đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Đạo đức nghề nghiệp của người Luật sư đã được quy định và đề cập tương đối rõ ràng, đầy đủ, chi tiết tại Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành năm 2019. Đồng thời, một số quy định của pháp luật cũng đã thể chế hóa và làm rõ tiêu chuẩn về đạo đức để có thể trở thành Luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư.

Thứ ba, tiêu chuẩn về am hiểu pháp luật của người Luật sư. Luật sư là “thầy cãi”, “Thầy trong lĩnh vực pháp luật”, Luật sư là người dùng kiến thức và sự am hiểu về pháp luật, vận dụng kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp có đạo đức để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, đương nhiên người Luật sư phải am hiểu và tinh thông về pháp luật. Hiểu đúng, đủ toàn diện quy định của pháp luật; áp dụng và giữ tính công minh, liê chính của nghề nghiệp.

Thứ tư, tiêu chuẩn giỏi về kỹ năng hành nghề của Luật sư. Luật sư là một trong các nghề được gắn với chữ thầy, tranh tụng là một nghệ thuật. Luật sư là nghề dùng kiến thức pháp luật để đấu tranh tìm ra công lý bằng lý lẽ, lập luận và kỹ năng nhuần nhuyễn của mình.

Thứ năm, tiêu chuẩn giỏi về ngoại ngữ của Luật sư. Hiện nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, sư hội nhập sâu, rộng của Việt Nam vào Quốc tế, sự xâm nhập của Quốc tế vào chúng ta. Nghề Luật sư đã là một nghề không biên giới, nghề mang tính chất toàn cầu. Yêu cầu về ngoại ngữ là yêu cầu, đổi hỏi thiết yếu.

Luật sư là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân dân. Vì vậy, vai trò, trách nhiệm của Luật sư trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được thể hiện qua các hoạt động của Luật sư: tham gia tư vấn đầu tư để ko xảy ra tranh chấp, rủi ro trong các hoạt động kinh tế; đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền; đấu tranh với các thế lực thù địch; tuyên truyền các hoạt động đúng đắn; tu dưỡng đạo đức, trau dồi chuyên môn để tạo niềm tin trong nhân dân. Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị trong quá trình hành nghề cũng chính là đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...