Chính sách pháp luật về quyền con người ở Việt
Nam đã được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhằm bảo đảm và
thúc đẩy quyền con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong Hiến pháp
năm 2013 của Việt Nam là văn bản pháp lý cao nhất, khẳng định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp đã dành 36 điều để quy định về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời nhấn mạnh rằng
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, công nhận, tôn trọng,
bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn nhiều công ước
quốc tế về quyền con người, bao gồm 7/9 công ước cơ bản của Liên Hợp Quốc và 25
công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Điều này thể hiện cam kết của Việt
Nam trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực dân sự,
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Các quyền như quyền sống, quyền tự do
tín ngưỡng, quyền tiếp cận thông tin, quyền được chăm sóc y tế và giáo dục đều
được bảo đảm thông qua các chính sách và chương trình quốc gia. Hệ thống an
sinh xã hội ở Việt Nam đã được phát triển thành mạng lưới rộng khắp, bao phủ
nhiều đối tượng, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người
cao tuổi, người khuyết tật và người dân tộc thiểu số. Các chính sách về bảo hiểm
xã hội, hỗ trợ việc làm, trợ giúp xã hội và các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y
tế, nhà ở đều được cải thiện về chất lượng và quy mô.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, Việt Nam vẫn
đối mặt với một số thách thức trong việc bảo đảm quyền con người, như việc thực
thi pháp luật chưa đồng bộ và hiệu quả ở một số địa phương. Chính phủ Việt Nam
đang tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, tăng cường
giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền con người, đồng thời hợp tác chặt chẽ với
các tổ chức quốc tế để cải thiện tình hình.
Những điều đó đã được thể hiện qua việc Chính
phủ liên tục cập nhật và sửa đổi các văn bản pháp luật để phù hợp với tình hình
thực tế và các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Đồng thời tăng cường các
chương trình giáo dục và truyền thông được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức của
người dân về quyền con người, giúp họ hiểu rõ và bảo vệ quyền lợi của mình.
Điểm hình là vào ngày 07/8/2024, tại Hà Nội, Bộ
Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức Hội nghị Phổ biến, giáo dục chính
sách pháp luật về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên, cán bộ, công
chức ngành thông tin và truyền thông. Hội nghị cũng đã xác định vai trò của
truyền thông, báo chí là vô cùng quan trọng bởi truyền thông và báo chí không
chỉ là cầu nối đưa thông tin đến công chúng, mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp
nâng cao nhận thức, giáo dục về nhân quyền và phản ánh tình hình thực tế về việc
thực thi các quyền này. Hội nghị không chỉ là dịp để nhìn lại những thành tựu
đã đạt được trong lĩnh vực nhân quyền, mà còn là cơ hội để cùng nhau học hỏi,
trao đổi thảo luận, đồng thời cùng nhau trau dồi những kiến thức, kỹ năng mới về
quyền con người trong bối cảnh hiện nay./.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét