Một tháng sau khi thành
lập ngày 30 tháng 10 năm 1945 chính sách ngoại giao của nước ta được công bố
dưới dạng một văn bản Nhà nước đó là: Thông cáo về chính sách ngoại giao của
nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại, đúng đắn, phù hợp
với từng đối tượng:
Với các nước đồng minh,
Việt Nam mong muốn duy trì hữu nghị và thành thật hợp tác trên cơ sở bình đẳng
và tương trợ để xây dựng nền hòa bình thế giới lâu dài.
Với Pháp, chính sách của
ta là bảo vệ tính mạng và tài sản kiều dân Pháp theo đúng luật pháp quốc tế,
miễn là họ yên ổn sinh sống và tôn trọng luật pháp, chủ quyền và nền độc lập
của Việt Nam, ta mong muốn xây dựng mối quan hệ hữu nghị trên cơ sở tôn trọng
quyền bình đẳng và các quyền của nhau đối với nước Pháp. Còn đối với bọn thực
dân Pháp có mưu đồ xâm lược nước ta thì ta kiên quyết đấu tranh.
Với các dân tộc trên toàn
cầu, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng thân thiện, hợp tác chặt chẽ
trên nguyên tắc bình đẳng để ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp xây đắp và giữ gìn
nền độc lập.
Kế thừa và phát triển
chính sách ngoại giao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta đã gặt
hái được nhiều thành công, thắng lợi mới.
Nghị
quyết đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên
cơ sở nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế,
bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là
bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế”.
Lợi dụng sự kiện Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận
chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 và làm việc tạo Mỹ từ ngày 21
đến 25/9/2024.
Ngày 26/9/2024, trang
mạng của các tổ chức khủng bố Việt Tân phát tán bài “ Tô Lâm ở Mỹ: Đừng hy vọng
để rồi thất vọng”, nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách ngoại giao của Việt
Nam với các nước trên thế giới; vu khống, nói xấu cho rằng: Việt Nam thâm Mỹ,
cuộc gặp giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng thống Biden là không
quá cần thiết, Việt Nam ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine;
xuyên tạc chính sách đổi mới nhưng không đổi màu của Việt Nam; đồng thời kích
động, phủ nhận thành quả và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Những
năm qua, trước các diễn biến phức tạp của thời cuộc, quan hệ ngoại giao của Việt
Nam đã góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước, đưa nước ta
phát triển vượt bậc. Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với một số nước lớn tuy có
lúc trải qua thăng trầm nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính. Đảng,
Nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng
cùng có lợi các quốc gia trên thế giới.
Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng
hóa, đa phương hóa của Đảng, Nhà nước ta nói chung, trong đó có chính sách đối
ngoại quốc phòng “4 không” nói riêng là kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng,
quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đường lối đó có cơ sở lý luận,
khoa học, thực tiễn, cơ sở pháp lý vững chắc, có sự tham khảo ý kiến của các tầng
lớp nhân dân một cách dân chủ, công khai.
Thực tế cho thấy, trong quan hệ quốc tế đương
đại, các nước, đặc biệt là các nước lớn luôn có xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh
tranh với nhau như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... Do đó, những luận
điệu cho rằng việc “đi theo”, “liên minh” với nước này để chống nước khác nhằm
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo không những phản động, sai lầm mà còn thể
hiện tư tưởng yếu hèn, trái với phương châm đối ngoại thêm bạn, bớt thù của Đảng
ta.
Để giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, trước hết cần bảo đảm tuyệt đối
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác ngoại giao. Đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả
các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội, được thể hiện
sâu sắc trong các văn kiện đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới. Thực tiễn đã minh
chứng, đường lối, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa giúp Việt Nam
tạo dựng một mạng lưới quan hệ rộng khắp, tranh thủ được nhiều yếu tố thuận lợi
cho công cuộc phát triển đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế
Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp, khó lường, cần tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu, dự báo tình hình,
phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia đối ngoại trong nghiên cứu, tham mưu,
đóng góp vào việc xây dựng chính sách và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng.
Tích cực đổi mới nội dung, phương thức thông tin đối ngoại, ứng dụng hiệu quả
thành tựu công nghệ thông tin, truyền thông để tăng cường thông tin, quảng bá về
đất nước, con người, thành tựu của Việt Nam và đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta.
Cùng với những giải pháp căn cơ
trên, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cần chủ động phát hiện, xử lý
kịp thời và nghiêm minh theo pháp luật đối với các hoạt động chống phá đường lối
đối ngoại của Đảng. Kiên quyết không để các thế lực thù địch, cơ hội tập hợp lực
lượng, gây rối chính trị, làm mất an ninh trật tự, gây rối loạn lòng dân, ảnh
hưởng tới lợi ích đất nước.
Tuyệt đối
không để xảy ra sơ hở khiến kẻ thù có thể lợi dụng xâm nhập, thu thập bí mật,
phủ nhận, truyền bá quan điểm tư tưởng thù địch, kích động, xuyên tạc phá hoại
đường lối đối ngoại đúng đắn, tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét