Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận cơ bản và sáng tạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và là một trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thành tựu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa hơn 35 năm qua để lại nhiều bài học có giá trị lý luận và thực
tiễn cho thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Trên cơ sở nhận thức lý luận, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng
sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà
nước thể chế hóa thành pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế đất nước, các ngành, lĩnh vực với những thành tựu to lớn
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát
triển; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ
bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực
nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Nhận
thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ
hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp
với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển
đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Một số thị trường phát triển
mạnh, vận hành tương đối thông suốt, như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị
trường chứng khoán. Quy mô, phạm vi tự do hóa các loại thị trường ngày càng
được mở rộng..
Hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với phát triển các yếu tố thị
trường, các loại thị trường ngày càng được nâng cao, thủ tục hành chính từng
bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển các loại thị trường. Nhiều rào
cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải
thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động.
Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp,
tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động
lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước được đổi mới gắn với
cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ
phận quan trọng của nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ,
đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa
phương thế hệ mới; kim ngạch xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất
nước.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem
lại những thay đổi rất to lớn cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
An sinh xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là trong giáo
dục, y tế, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ
biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và
người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần ba lần.
Nhờ kinh tế phát triển, Việt Nam có điều kiện để chăm sóc tốt hơn
người có công, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo phần mộ của các liệt
sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể; sinh
hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Việt Nam hiện có khoảng 70% dân số
sử dụng internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển internet cao
nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi
đầu trong việc hiện thực hóa Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những chuyển biến rõ rệt,
hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất
được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải
thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc
phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở
rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng được củng cố.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kiểu
kinh tế thị trường mới, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đây không phải là
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ, mà là nền kinh tế có sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc trên quan điểm khoa học những thành tựu, giá trị
văn minh mà nhân loại đã đạt được, bao gồm cả thành tựu của chủ nghĩa tư bản,
nhất là khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý...
Về cấu trúc, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; các hình thức sở hữu,
các thành phần kinh tế tồn tại lâu dài, là đặc trưng của nền kinh tế trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế đều tự chủ, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật. Các thành
phần kinh tế có vị trí, vai trò, chức năng khác nhau trong chỉnh thể nền kinh
tế: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác
không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng
của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển
phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Là “nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành
đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Sự hiện
đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được thể hiện ở nhiều nội dung, tiêu chí khác nhau, như sự hiện đại, mức độ phù
hợp với thông lệ quốc tế của thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; sự hiện
đại của quản trị quốc gia; sự đồng bộ, gắn kết với thị trường khu vực và thế
giới của hệ thống các loại thị trường, yếu tố thị trường trong nền kinh tế...
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà
nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ, bổ sung, bù đắp thiếu hụt cho
nhau trong vận hành nền kinh tế. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo
vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn
của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc
đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã
hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc
phòng, an ninh.
Trên cơ sở thực tiễn phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới, rút
ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất và nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị đối với phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, tạo sự đồng thuận
về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống chính trị, trong toàn dân về phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; là một trong ba trụ cột phát triển trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - đó là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
Ba là, đề cao vai trò,
lợi ích của nhân dân, vì nhân dân trong phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu xây
dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện các quan điểm, chính sách phát triển kinh
tế.
Bốn là, bám sát thực tiễn
của nền kinh tế đất nước và thế giới; đồng thời, nắm bắt, dự báo chính xác, kịp
thời những diễn biến mới của khu vực, thế giới để xác định các mục tiêu, lộ
trình, bước đi, các quan điểm, chính sách phù hợp trong phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Năm là, nhận thức đầy đủ, tôn
trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với
điều kiện phát triển của Việt Nam. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu
thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa các yếu tố thị
trường và các loại thị trường, giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã
hội; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.
Sáu là, chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, sáng tạo
để tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương đúng đắn của Đảng về phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa
và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó tập trung lãnh đạo Nhà nước hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập môi
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần
kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Bảy là, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế,
trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, gắn kết nền kinh tế Việt Nam với kinh tế
khu vực, thế giới; phát huy tối đa nội lực, tính tự chủ của nền kinh tế, tranh
thủ ngoại lực để phát triển đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét