Giáo dục
và Đào tạo là lĩnh vực đặc biệt, có vai trò quyết định đến tiến trình phát triển
lâu dài của đất nước, đồng thời còn tác động trực tiếp đến mọi gia đình, mọi con người trong xã hội. Do đó,
đây là lĩnh vực các thế lực thường xuyên tìm xuyên tạc chống phá.
Lợi dụng sự phát
triển của internet, mạng xã hội, các thế lực thù địch thường xuyên viết các bài,
cắt ghép các video xuyên tạc sự thật về giáo dục và đổi mới giáo dục tại Việt
Nam. Các thủ đoạn chúng thường sử dụng là khoét sâu vào một số biểu hiện đơn lẻ
còn tồn tại của nền giáo dục rồi quy đó là bản chất của nền giáo dục Việt Nam.
Gần đây nhất, ngày 24/9/2024, trên trang blog Việt Nam Thời Báo tán phái bài “Đổi
mới sách giáo khoa mới: Hại dân nhưng lợi ai?”. Nội dung của bài viết nói xấu,
hạ thấp nền giáo dục Việt Nam, xuyên tạc chủ trương, đường lối về đổi mới giáo
dục của Đảng, Nhà nước ta; kích động, gây chia rẽ, mâu thuẫn giữa người dân với
chính quyền, làm suy giảm niềm tin của người dân vào chính sách đổi mới giáo dục,
mục đích cuối cùng là làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Vậy thực chất nền giáo dục của
Việt Nam như thế nào? Quốc tế đánh giá như thế nào về giáo dục của Việt Nam?
Cuối năm 2023, tờ
Thời báo kinh tế - The Economist của Anh (tờ báo có uy tín lớn ở Anh) có bài viết
đánh giá cao hệ thống giáo dục Việt Nam, đề cao giá trị của giáo dục trong nước
và đánh giá cao năng lực giáo viên. Bài viết không chỉ khen ngợi hệ thống giáo dục Việt
Nam mà có sự so sánh khách
quan với nền giáo dục các nước trong khu vực, cũng như các nước đang phát
triển khác, tác giả bài viết đã có những phân tích, nhận định khách quan, dựa
trên những số liệu cụ thể.
Ở một khía cạnh khác, các chuyên gia
giáo dục quốc tế đánh giá rất cao về giáo dục và việc đổi mới giáo dục của Việt
Nam. Tiêu biểu là các giáo sư thuộc Trường Đại học Minesota (Hoa Kỳ)
cho rằng, giáo dục Việt Nam đã có nhiều bước tiến, luôn thuộc nhóm những nước
có kết quả tốt. Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam có tỉ lệ nhập học sát
mức 100% ở bậc Tiểu học và rất cao - trên 90% ở bậc Trung học cơ sở.
Thực tế hiện
nay, Việt Nam hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á. Theo
thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính tới tháng 6/2024, Việt Nam có 369
chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang được triển khai tại Việt Nam.
Ngày 26/9/2024, tại Hội nghị Hợp tác và Đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực
giáo dục 2024, Hội đồng Anh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức
giới thiệu một số kết quả ban đầu của báo cáo nghiên cứu "Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở
Đông Nam Á - Bài học và Dẫn chứng". Báo cáo được đồng thực hiện bởi Hội
đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Báo cáo đã cung cấp những phát hiện
và các phân tích ban đầu về triển vọng của các cơ sở giáo dục quốc tế tại Việt
Nam và cơ hội cho các đối tác quốc tế trong lĩnh vực này thông qua các phân
tích, đánh giá chuyên môn được thực hiện bởi các nhóm chuyên gia của hai quốc
gia, bên cạnh các khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu với hơn 30 đối tác Việt Nam
và quốc tế, 120 trường đại học tại Việt Nam cũng như những sinh viên đang theo
học các chương trình liên kết đào tạo.
Thử hỏi, một
nước có nền giáo dục kém phát triển hoặc có nhiều vấn đề tồn tại liệu có là điểm
đến của các tổ chức giáo dục quốc tế được hay không?
Rõ ràng, những
dữ liệu được nghiên cứu bài bản từ các đơn vị, tổ chức uy tín trên thế giới, những
đánh giá khách quan của các chuyên gia quốc tế về giáo dục Việt Nam và việc Việt
Nam hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới đã chứng thực tế giáo dục tại Việt Nam. Điều này không ai có
thể bịa đặt hoặc can thiệp được. Chỉ có những đối tượng thù địch, luôn hằn học
trước những thành tựu của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực mới đưa ra những
phát ngôn xuyên tạc, bịa đặt, quy chụp, không có căn cứ.
Minh
chứng dễ thấy nhất, sinh động nhất, phản anh rõ nét về chất lượng giáo dục tại
Việt Nam là việc hằng năm có nhiều thí sinh Việt Nam đoạt giải cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Theo
thống kê, trong 46 năm (tính đến năm 2022) trên đấu trường
Olympic quốc tế của học sinh Việt, có hơn 800 lượt học sinh đã dự thi các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, mang về
gần 700 huy chương, trong đó 168 huy chương vàng. Gần đây nhất, tại cuộc thi
Olympic Vật lí Châu Á (APhO) năm 2024 được tổ chức tại Malaysia. Đội tuyển quốc
gia Việt Nam có 8 học sinh dự thi. Kết quả, 8/8 học sinh đoạt huy chương, gồm:
1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng. Đây là kết quả vượt trội
so với những năm trước. Thành tích xuất sắc của đội tuyển quốc gia Việt
Nam tại APhO 2024 tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng, chất lượng giáo dục, đào tạo tại
Việt Nam nói chung; đồng thời, khẳng định hướng đi đúng đắn trong
công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng, tập huấn (cả về lí thuyết và thực
hành) học sinh giỏi của Bộ GDĐT.
Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam, giáo dục luôn được xác định là Quốc sách
hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong
các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự điều hành linh động,
sáng tạo của Nhà nước, cùng sự chung tay góp sức của các tầng lớp nhân dân, những
năm qua ngành Giáo dục nước ta đã đạt được thành tựu về nhiều mặt, góp phần
quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và
đổi mới đất nước. Những thành tựu đáng ghi nhận đó đã chứng minh những luận điệu
của các thế lực, đối tượng thù địch, phản động về nền giáo dục nước ta đó là sự
xuyên tạc, bịa đặt, lạc lõng và vô nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét