Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

NVH41 - Phản bác luận điệu xuyên tạc về đổi mới giáo dục

 

            Giáo dục là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực mà các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách tác động, xuyên tạc nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, dần dần đi đến thay đổi đường lối chính trị theo những mưu đồ đen tối.

          Sách giáo khoa (SGK) là một trong những từ khóa nóng thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội trong tuần vừa qua. Trên mạng xã hội liên tục tán phát hình ảnh những bài thơ được cho là có trong sách giáo khoa, nhưng từ ngữ lại không phù hợp. Một làn sóng chỉ trích lan khắp nơi khi thông tin không được kiểm chứng cẩn thận, cho đến khi Bộ Giáo dục và đào tạo chính thức lên tiếng.

          Giáo dục luôn mũi nhọn nhận được những ý kiến trái chiều của công luận. Mới đây nhất là câu chuyện bịa đặt về những ngữ liệu trong sách giáo khoa. Bằng cách cắt ghép có chủ đích, một số người đăng tải hình ảnh không chính xác lên mạng xã hội. Cùng với đó là hàng loạt bình luận và lượt chia sẻ của những độc giả cả tin, thiếu kiểm chứng.

          Những thông tin đó rất tai hại và gây ra dư luận không tốt về giáo dục nói chung và công tác biên soạn SGK nói riêng. Rõ ràng đây là những thông tin ác ý cần phải được cảnh báo và cần phải có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

          Sách giáo khoa có tác dụng rất lớn trong việc định hướng hình thành nhân cách của học sinh. Quá trình biên tập ra một bộ sách giáo khoa là trí tuệ của một tập thể những nhà khoa học có uy tín, trải qua nhiều lần thẩm định, dạy thử, học thử trước khi xuất bản, bởi vậy, khó có thể có những lỗi sai ngớ ngẩn như dư luận băn khoăn. Với những người thực sự quan tâm đến giáo dục, không khó để nhận ra ý đồ thật sự đằng sau những hình ảnh được đăng tải có chủ đích như vậy.

          Cần khẳng định lại, những thông tin trên mạng xã hội về sách giáo khoa trong những ngày vừa qua là bịa đặt, phục vụ dụng ý xấu của một số người. Bộ Giáo dục và đào tạo đã chính thức lên tiếng khẳng định những nội dung trên không có trong sách giáo khoa hiện hành các nhà trường đang sử dụng.

          Tin giả, tin bịa đặt về sách giáo khoa nhanh chóng được một số tổ chức phản động sử dụng để xuyên tạc về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của nước ta, sâu xa hơn, là công kích nền giáo dục XHCN của chúng ta hiện nay.

          Liên tiếp những ngày qua, trên nhiều trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức chống đối, thù hằn với Việt Nam lan truyền những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan nhằm bôi lem, làm vấy bẩn công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay, đả kích bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực giáo dục đào tạo.

          Họ cố tình xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng và sự quản lý của nhà nước trong quá trình đổi mới giáo dục và cho rằng đổi mới giáo dục của Việt Nam sẽ không thành công hay lạc hậu, vì nền giáo dục của chúng ta mang nặng tư tưởng về chính trị và giáo dục về chính trị. Thứ hai, các đối tượng cố tình đưa ra những sai lầm thiếu sót sơ hở và quy kết đó là bản chất của nền giáo dục Việt Nam, thứ ba là tuyên truyền cho những tư tưởng, văn hóa và những tiêu chuẩn của một nền giáo dục nào đó vào Việt Nam với những nội dung cho rằng những tiêu chuẩn của nền văn hóa giáo dục đó là phù hợp và khuyến khích thế hệ trẻ theo các nền văn hóa đó, điều này rất nguy hiểm, nếu không cẩn thận và không có cái nhìn nhận toàn diện thì rất dễ bị rơi vào những luận điệu, những nội dung xấu và những ý đồ chính trị chúng bày sẵn.

Đổi mới nói chung, đổi mới giáo dục nói riêng là tất yếu. Đương nhiên, quá trình đổi mới nào cũng sẽ gặp phải những trở ngại nhất định. Lợi dụng để khoét sâu vào chính những điều này, chúng đã chụp mũ, đổ lỗi cho chế độ, cho Đảng, chính quyền.

          Tiến trình giáo dục phải trải qua nhiều giai đoạn và phải có sách lược, chiến lược cụ thể, không một quốc gia nào trên thế giới có thể bắt chước một mô hình của quốc gia khác. Ngay cả một số nước có nền giáo dục tiên tiến cũng phải mất vài chục năm để có một nền giáo dục hiện đại. Ở Việt Nam, đổi mới giáo dục là tất yếu, nhưng không thể một sớm một chiều. Chúng ta vẫn đang từng bước chắc chắn thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế, lấy người học làm trung tâm.

          Những sân chơi giáo dục quy mô được tổ chức ở tất cả các cấp học. Sự tham gia hào hứng và tự tin của học sinh, cách các em thể hiện kiến thức và bản lĩnh là minh chứng sống động cho chất lượng của giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với bối cảnh hiện đại, tiệm cận với khu vực và thế giới. Học sinh ngày nay năng động và làm chủ những kỹ năng quan trọng ngay từ khi còn nhỏ, điều mà mấy chục năm trước khó có được.

          Tính tới thời điểm này, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày, tạo tiền đề thuận lợi để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bảng xếp hạng quốc gia tốt nhất về giáo dục 2021 được US News and World Report công bố cuối tháng 4/2022, Việt Nam tăng 5 bậc, xếp hạng 59 thế giới về giáo dục.

          Còn theo The Economist, những năm qua, nền giáo dục Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng kể và lọt top những quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới.

          Dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, xét về tổng điểm học tập, học sinh Việt Nam không chỉ vượt trội so với các nước trong khu vực là Malaysia và Thái Lan, mà còn vượt qua học sinh ở Anh, Canada - những quốc gia có nền kinh tế lớn hơn nhiều. Điều đáng nói là điểm số của học sinh phân bổ đồng đều và không có sự chênh lệch giữa giới tính hay vùng miền như ở những nước khác

Những con số trên đã khẳng định thành tựu của giáo dục Việt Nam. Dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng không vì thế mà các đối tượng thù địch có thể xuyên tạc, phủ định nền giáo dục Việt Nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...