Việc đổi sách giáo khoa
phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện nâng cao chất lượng giáo
dục – đào tạo ở nước ta, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước. Tuy
nhiên, quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn, cần tiếp tục
nghiên cứu, giải quyết. Lợi dụng vấn đề đó các thế lực thù địch đã xuyên tạc việc
đổi mới sách giáo khoa không đem lại lợi ích cho học sinh và nền giáo dục, mà
chỉ đem lại lợi ích của một nhóm đối tượng nhất định, mỗi lần thay đổi là gây
ra gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình nhưng mang lại lợi ích cho nhà xuất bản
mục đích kích động, gây chia rẽ mối đoàn kết giữa nhân dân và chính quyền làm
giảm niềm tin nhân dân vào chính sách cải thiện giáo dục. Đây là những luận điệu
hết sức sai trái, chống phá của các thế lực thù địch.
Đảng, Nhà nước ta vẫn đang tiếp tục thực hiện công tác đổi mới giáo dục, quá trình thực hiện chắc chắn sẽ gặp vướng mắc, khó khăn nhưng không vì thế mà không dám đổi mới, không dám làm, với mục tiêu kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền giáo dục hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Kế hoạch để tổ chức thực hiện.
Chính phủ vừa ban hành
Nghị quyết 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề
về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của
Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Kế hoạch
nhằm thống nhất chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15, tạo sự chuyển biến tích cực trong
việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Về hoàn thiện thể chế,
chính sách, các bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành
theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật trong danh mục kèm theo Nghị quyết
số 686/NQ-UBTVQH15. Trong đó khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2019, hoàn thành trong năm 2024.
Tổ chức rà soát các văn bản
pháp luật không còn phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp
luật liên quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đề
xuất đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
Về nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và
Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển
khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình, bảo đảm tiến độ, chất
lượng; nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, điển hình tiên tiến, tháo gỡ các vướng
mắc, khắc phục, tồn tại hạn chế. Phát huy sự chủ động của các cơ sở giáo dục,
các nhà giáo trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Khi kết thúc năm học 2024
- 2025, tiến hành tổng kết đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông; tổng kết đánh giá việc xã hội hóa biên soạn sách
giáo khoa, trên cơ sở đó báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về việc sử dụng ngân
sách nhà nước biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số
88/2014/QH13 của Quốc hội trong năm 2025.
Mặc dù có những khó khăn,
vướng mắc nhưng Đảng, Nhà nước ta đang từng bước tháo gỡ, tin tưởng rằng việc đổi
mới sách sẽ có chất lượng và sự tham gia của toàn thể nhân dân, vì mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét