Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

NVE42 - SỰ VI PHẠM CẢ PHÁP LÝ VÀ ĐẠO LÝ

 

1. Trước khi cơn bão số 3 (bão Yagi) ập đến, chúng ta đã có những cảnh báo cùng nhiều việc làm tích cực, thiết thực để cả hệ thống chính trị, các lực lượng chức năng và nhân dân, nhất là ở các địa phương dự báo bão sẽ đi qua để phòng tránh, nhằm hạn chế thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra từ bão. Trong và sau bão, cả nước càng khẩn trương, quyết liệt gồng mình vượt qua, khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẩn trương họp Bộ Chính trị để chỉ đạo kịp thời, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, các địa phương, các tầng lớp nhân dân cùng quyết liệt vào cuộc. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, nhất là Quân đội và Công an thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, lao vào hiểm nguy, căng mình trong bão lũ, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, hy sinh vì tính mạng, tài sản của nhân dân. Tấm gương của Thiếu tá QNCN Tăng Bá Hưng, Đại úy Quân đội Nguyễn Đình Khiêm và thiếu tá Công an Trần Quốc Hoàng hy sinh trong chống bão lũ, vì dân, vì nước vừa qua gây bao xúc động, cảm phục trong nhân dân. Nhiều nhà báo Quân đội, Công an đã cùng với các nhà báo dân sự dũng cảm ngày đêm bám sát thực địa để có những tin, bài, hình ảnh chính xác, kịp thời về tình hình bão lũ và việc phòng, chống khắc phục hậu quả. Cả nước đã đồng lòng chi viện sức người, sức của đến với nhân dân vùng bão lũ bằng những việc làm kịp thời, thiết thực, hiệu quả. Chính phủ cấp gạo, cấp tiền, các ngành, địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân huy động mọi nguồn lực, quyên góp, nhanh chóng đến với những vùng bão lũ, thể hiện tinh thần thương yêu, đoàn kết, tương thân, tương ái quý báu của người Việt Nam.

2. Trong khi đó, trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính trị lại cố tình tung ra nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống. Luật sư Lê Quốc Quân, viết: “Đảng độc quyền lãnh đạo, độc quyền thông tin sao lại để người dân “bất ngờ” về lũ lụt? Trách nhiệm của Đảng ở đâu?”. Trong Fb Nguyễn Doãn Đôn, quy kết: “Xứ độc tài thì thiên tai xảy ra là dân tự mà lo liệu lấy, vì ngân sách chúng tham nhũng chia chác hết cả rồi”. Thậm chí có kẻ còn táng tận lương tâm tỏ ra “rất vui’ vì dân miền Bắc “bị bão Yagi chết nhiều và Đảng không lo”. Còn trong cái gọi là Luật sư Nguyễn Văn Đài và Fans đưa ra thông tin vô lý, “vơ đũa cả nắm”, hòng gây tâm lý hoang mang trong dư luận: “Sau vụ sập cầu Phong Châu, giờ đây tất cả các cầu do Việt cộng tự xây dựng sẽ có cùng sự nguy hiểm!”. Các thế lực xấu cũng vu khống Nhà nước, các ngành, địa phương thiếu trách nhiệm, không cảnh báo tình hình bão lũ cho dân để dân tránh gặp tai họa. Trên Thanh Hiếu Bùi, viết: “Các cấp chính quyền thiếu cảnh giác thậm chí thiếu trách nhiệm trước những dự báo quá rõ về thiên tai”. Chúng còn xuyên tạc vai trò của Quân đội và Công an, cho rằng, phải cắt giảm ngân sách chi cho hai lực lượng này vì không có hiệu quả gì trong phòng, chống lụt bão.

3. Nhân dân ta biết sự thật, hiểu và tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cộng đồng luôn đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh. Chúng ta cũng không lạ gì những thông tin xấu, độc của các thế lực xấu, dù có ngoan cố, tinh vi, xảo trá đến mức nào, chúng cũng không đánh lừa, lôi kéo được ai. Dư luận chung đều cho rằng, những thông tin xấu, độc trên là của những kẻ xấu, mưu đồ chống đối đã bất chấp sự thật, đưa tin bịa đặt, sai trái, vi phạm pháp luật. Chúng còn lấy danh nghĩa “yêu nước”, “thương dân” để lợi dụng bão lũ, mất mát, đau thương của đất nước, nhân dân mà nhẫn tâm tuyên truyền sai trái, thất thiệt. Rõ ràng những thông tin sai trái trên của thế lực xấu vi phạm cả pháp lý, cả đạo lý và dư luận mong chúng cũng phải bị trừng phạt, lên án bằng cả pháp lý và đạo lý.

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tuyệt đối tin tưởng: Với sức mạnh đoàn kết to lớn của cả dân tộc, nhân dân Việt Nam sẽ vượt qua được những hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi, tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu của mình./.

NVI42 - Phản bác luận điệu lợi dụng việc ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 để xuyên tạc, chống phá

 

Những thông tin xuyên tạc trên không gian mạng

Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Việt Nam gây nên những thiệt hại to lớn về người và của, đồng thời hoàn lưu bão gây sạt lở đất và lũ lụt diện rộng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc ứng phó nhằm giảm tối đa thiệt hại về người và của thì trên không gian mạng lại có những tiếng nói xuyên tạc, lạc lõng.

Họ vu cáo với các luận điệu như: “Đừng trông chờ gì Đảng, Nhà nước Việt Nam hỗ trợ người dân sau bão Yagi”; “Các nhóm lợi ích và sau lưng những kẻ bảo kê cho nhóm lợi ích chỉ nghĩ đến tiền thôi, họ không màng đến sự sống của người dân”; “Phải chi Nhà nước dùng ngân sách bảo vệ dân bằng một phần nhỏ ngân sách để bảo vệ Đảng, có lẽ nhiều người dân đã được cứu”…

Trang Việt Tân đưa các hình ảnh người dân bị thiệt hại sau bão lũ rồi kích động: “Trong các báo cáo diễn tập, những thiên tài của Đảng luôn tuyên bố “hoàn thành xuất sắc công tác phòng, chống lụt bão”, vậy mà…”; “Mưa bão tới đâu, lãnh đạo cho diễn tới đó”; “Nhân dân lâm nguy, chính quyền vẫn ưu tiên bệnh thành tích”; “Rất nhiều người kêu cứu trong tuyệt vọng, không rõ chính quyền, công an, cứu hộ đi đâu”… Những thông tin xuyên tạc, thông tin mang tính quy kết “gắp lửa bỏ tay người” của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn nói trên đi ngược với cộng đồng, gây nên sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận.

Thực tiễn công tác phòng, chống thiên tai bão lũ - minh chứng phản bác mọi luận điệu xuyên tạc

Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, hậu quả thiên tai gây ra là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể nắm bắt tình hình, dự báo sớm để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra và nỗ lực khắc phục thiệt hại. Trong thực tế, chúng ta đã rất chủ động đối phó với cơn bão ngay từ sớm.

Thủ tướng đã ban hành các công điện chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp cấp bách chủ động ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, đồng thời phân công các thành viên Chính phủ, các cơ quan chức năng kiểm tra việc ứng phó, lập ban chỉ đạo tiền phương để kịp thời chỉ đạo xử lý các tình huống đặt ra trước, trong và sau khi bão đổ bộ. Toàn dân tộc đã phát huy tinh thần đại đoàn kết, đồng lòng, chung tay giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn.

Để phòng, chống bão số 3, Bộ Công an đã huy động hơn 100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ của Công an 35 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, giúp đỡ nhân dân chằng chống nhà cửa, tuyên truyền, vận động nhân dân đến nơi tránh trú bão an toàn, sơ tán gần 53.000 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Phối hợp Bộ đội Biên phòng kiểm đếm, hướng dẫn hơn 51.000 tàu cá, gần 220.000 người về nơi tránh trú an toàn; bố trí các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng chống bão.

Theo báo cáo của Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội đã huy động hơn 450 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và hơn 10.000 phương tiện ứng phó siêu bão số 3. Trước khi bão đổ bộ, các đơn vị Quân đội đã nhanh chóng có mặt tại những nơi nguy hiểm, xung yếu hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ. Trong những ngày xảy ra mưa lũ trên diện rộng, Công an các địa phương phía Bắc tập trung hỗ trợ sơ tán người dân di dời khỏi vùng nguy hiểm, tham gia gia cố đê kè ngăn lũ, trực tiếp tuần tra, đưa người bị mắc kẹt trong lũ đến nơi an toàn, đưa người bị nạn đi cấp cứu.

Hậu bão số 3 đã gây ra lũ quét, lũ lụt diện rộng cho nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc với nhiều thiệt hại về người và của. Để ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, giúp đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an đã khẩn trương huy động tối đa lực lượng, phương tiện ở nhiều đơn vị, địa phương.

Đã có nhiều tấm gương anh dũng trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó có cán bộ đã hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân, đó là Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm (sinh năm 1997), Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 1, Lữ đoàn Công binh 513, Quân khu 3; Trung tá Trần Quốc Hoàng (sinh năm 1987), cán bộ Trại giam Quảng Ninh.

Đặc biệt, sau khi xảy ra tai nạn sập cầu Phong Châu và trận lũ quét kinh hoàng làm hơn 100 người bị vùi lấp ở bản Làng Nủ, Lào Cai, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an địa phương và CSCĐ thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ cùng một số đơn vị Quân đội đã đến hiện trường tiến hành cứu nạn, cứu hộ với quyết tâm, nỗ lực cao nhất.

Trong bão tố, người Việt không chỉ cùng nhau vượt qua những thử thách mà còn thể hiện rõ nét tinh thần tương thân tương ái. Những căn nhà trống mở cửa đón người trú bão, những dòng xe tải chậm rãi che chắn cho xe máy hay những người lặng lẽ chia sẻ đồ ăn, thức uống - tất cả đã tạo nên một bức tranh đẹp về lòng nhân ái giữa thiên tai.

 

NVI42 - Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đi vào cuộc sống, đã góp phần lớn vào việc bảo đảm an toàn giao thông

 

Sau gần 05 năm từ khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và gần 03 năm Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng có hiệu lực, với sự cứng rắn và nghiêm khắc hơn trong chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), ý thức của người tham gia giao thông trên địa bàn huyện Tây Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phòng ngừa và hạn chế những hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông (TNGT).

Theo công bố của Tạp chí y khoa Lancet (Anh) về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990 - 2017 cho thấy, Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ tiêu thụ rượu, bia tăng nhanh nhất thế giới. Người uống rượu, bia khi tham gia giao thông trở thành nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho toàn xã hội bởi sự gia tăng đáng báo động về số vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn và các chất kích thích gây ra.

Nhận thức sâu sắc những tác động tiêu cực do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng rượu, bia gây ra cho xã hội, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 ra đời, nhanh chóng được triển khai, áp dụng sâu rộng vào cuộc sống.

Ngăn chặn triệt để “ma men” đường phố

Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1-1-2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông. Đáng chú ý, Nghị định mới tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng.

Một điểm mới nữa được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP là đi xe đạp uống rượu, bia cũng bị xử phạt. Theo đó, điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển xe mô tô. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ vi phạm như trên sẽ bị phạt từ 400 - 600 ngàn đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định mới cũng sửa đổi quy định về xử phạt trong trường hợp hành vi vi phạm được phát hiện thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Theo đó, chủ phương tiện có trách nhiệm hợp tác với lực lượng chức năng khi phương tiện có liên quan đến hành vi vi phạm, nếu không hợp tác, không chứng minh hoặc giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện.

Kết quả xử lý vi phạm trật tự ATGT 6 tháng đầu năm 2024

Tại Hội nghị Sơ kết về công tác đảm bảo trật tự ATGT 6 tháng đầu năm, triển khai 6 tháng cuối năm 2024, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử lý 2.136.205 trường hợp vi phạm trật tự ATGT trên đường bộ, đường sắt và đường thủy, phạt tiền 4.052 tỷ 241 triệu đồng; tước 407.703 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn; tạm giữ 715.459 phương tiện các loại. So với cùng kỳ năm 2023, xử lý tăng 450.688 trường hợp (+26,74%), tiền phạt tăng 800 tỷ 422 triệu đồng (+24,61%).


TNGT đã xảy ra 12.350 vụ, làm chết 5.343 người, bị thương 9.552 người. So với cùng kỳ năm 2023, số người chết giảm 10,61%, về số vụ  tăng 15,58%, số người bị thương tăng +34%.

Tại Hội nghị Sơ kết công tác đảm bảo ATGT 6 tháng đầu năm 2024 của Ủy ban ATGT Quốc gia, Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã ghi nhận, đánh giá rất cao những nỗ lực, cố gắng, kết quả của Bộ Công an nói chung, CSGT nói riêng trong 6 tháng đầu năm. Kết quả kéo giảm 634 người tử vong vì TNGT so với 6 tháng cùng kỳ năm 2023 của CSGT là thành tích rất đáng tự hào. Lực lượng CSGT đang hàng ngày, hàng giờ nỗ lực vượt khó khăn để giành giật lại tính mạng của người dân trên các cung đường giao thông.

Với những cố gắng và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn cả nước, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã thực sự có những tác động mạnh mẽ, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân, tạo sự chuyển biến tích cực tình hình TNGT trên cả nước theo hướng năm sau giảm hơn năm trước, đặc biệt là giảm tai nạn giao thông và các hệ quả tiêu cực của tình trạng lạm dụng rượu, bia. Tuy nhiên, trật tự an toàn giao thông luôn là vấn đề có sự vận động, biến đổi khó lường. Vì vậy, trong thời gian tới mỗi người dân cần tiếp tục chung tay cùng lực lượng Công an và cả hệ thống chính trị trong việc triển khai rộng rãi các văn bản pháp luật về TTATGT, góp phần đảm bảo hoạt động giao thông trên cả nước được nền nếp và an toàn.

NVI42 - ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU LỢI DỤNG THIÊN TAI XUYÊN TẠC CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

 

Những ngày qua, trước những hậu quả nặng nề do bão số 3 và hoàn lưu của bão gây ra tại các tỉnh Bắc bộ, Đảng, Nhà nước, các địa phương, lực lượng vũ trang và nhân dân đang gồng mình ứng phó với trận bão, lũ lịch sử, huy động tối đa lực lượng, phương tiện để phòng, chống và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả của thiên tai. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương và đồng bào cả nước đang hướng về miền Bắc, tích cực ủng hộ, giúp đỡ người dân ở những vùng gặp nạn theo lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân phản động, bất mãn, cơ hội chính trị lại đăng tải những thông tin xuyên tạc, suy diễn, quy chụp, vu khống; lợi dụng việc bão lớn làm đổ nhiều cây xanh, nhiều cột điện, hỏng nhiều đường xá, thậm chí cố tình chọn đăng một vài hình ảnh cây mới trồng không có nhiều rễ, cột điện có ít lõi sắt (cả ảnh thật và ảnh cắt ghép, ảnh không rõ nguồn gốc và thời điểm chụp) để quy chụp, tung tin rằng nguyên nhân dẫn đến thiệt hại này là do tham nhũng quá nhiều và ở khắp mọi nơi, rồi do sự tắc trách của chính quyền các cấp, sự vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng, v.v…

Bên cạnh đó, do thiếu hiểu biết, có người dân còn đăng tải những hình ảnh, bài viết thông tin sai sự thật, nhất là thông tin sai về việc vỡ đập, vỡ đê, ngập lụt, sạt lở... làm người dân hoang mang, hoảng loạn, cũng là cái cớ để các thế lực thù địch, phản động mượn gió, bẻ măng, chống phá Đảng, Nhà nước,…

            Thực tế, quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị, của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các Công điện, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương nói chung, lực lượng CAND nói riêng đã phát huy mạnh mẽ tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, thực sự là chỗ dựa của nhân dân. Giữ vững phương châm hành động “lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an”, lực lượng CAND đã huy động hơn 150 nghìn lượt CBCS; hàng chục nghìn trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ, đồng thời không quản ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí đã có cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, nhiều đồng chí bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân phòng, chống, ứng phó, cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ, bảo đảm ANTT và khắc phục thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra. Những nỗ lực, cố gắng, tinh thần quyết tâm, không quản ngại nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh vì nhân dân của CBCS Công an các đơn vị, địa phương tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra đã được cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Cùng với đó, hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, nhiều tỉnh, thành và các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có Công an tỉnh Ninh Bình đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ, giúp đỡ đồng bào các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đến nay, số tiền quyên góp, ủng hộ chuyển về tài khoản của Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, cùng cơ số nhu yếu phẩm của các nhà hảo tâm, đồng bào trên cả nước đã được chuyển đến tận tay, kịp thời hỗ trợ bà con vùng bị nạn vượt qua khó khăn…

Thực tế trên đã khẳng định: Càng trong lúc khó khăn, hoạn nạn, tinh thần đoàn kết, kiên cường của dân tộc, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta càng được phát huy mạnh mẽ. Sự chia sẻ, đồng tâm, đồng lòng của nhân dân cả nước đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề của lũ bãovượt qua khó khăn, thách thức.

Thiết nghĩ, mỗi chúng ta, trong bối cảnh, tình hình hiện nay, cần hết sức tỉnh táo, sáng suốt khi tiếp nhận thông tin trên internet, mạng xã hội, nhất là thông tin từ những tổ chức, đối tượng phản động, bất mãn; không vội vàng cả tin, không lan tỏa những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng,. Trước mỗi thông tin, sự việc xảy ra, cần cẩn trọng xem xét, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng tình hình ứng phó với bão lũ, thiên tai để kích động, lừa gạt, lôi kéo làmdẫn đến làm những việc gây tổn hại cho đất nước, cho nhân dân./.

 

NVH42 - Tình quân dân - nghĩa đồng bào

 

Thiên tai luôn mang đến những thách thức khắc nghiệt cho con người. Cơn bão số 3 cũng không phải ngoại lệ. Trong hoạn nạn ấy, tình quân dân và nghĩa đồng bào đã tỏa sáng, như ngọn lửa sưởi ấm, xoa dịu những nỗi đau mà thiên tai gây ra.

Cơn bão số 3 - Siêu bão Yagi là một trong những siêu bão lớn nhất, mạnh nhất trong vòng 30 năm gần đây. Khi tiến vào đất liền, siêu bão Yagi mang theo sức gió giật cấp 13, 14, có nơi giật cấp 17 và những trận mưa lớn kéo dài, gây ra lũ lụt nghiêm trọng và sạt lở đất trên diện rộng. Các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ… chịu tổn thất nặng nề về con người và tài sản. Hàng nghìn ngôi nhà bị ngập, hàng nghìn gốc cây bị bật gốc, đường sá giao thông bị chia cắt, cơ sở hạ tầng, hoa màu bị tàn phá nghiêm trọng. Có nơi đã biến thành một vùng nước trắng xoá chỉ sau một đêm. Mọi hoạt động sản xuất và đời sống bị đình trệ hoàn toàn.

Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của lực lượng quân đội đã mang lại niềm hy vọng cho người dân đang trong tình cảnh khó khăn nhất. Họ không chỉ là lực lượng cứu hộ, cứu nạn, mà còn là những người hùng âm thầm, chấp nhận đối mặt với nguy hiểm để bảo vệ tính mạng của đồng bào mình. Họ đã xông pha vào những nơi nguy hiểm nhất, nơi mà nhiều người có lẽ sẽ do dự khi chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai.

Trong những ngày mưa bão cuồng phong, quân đội đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện để sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm, tổ chức tìm kiếm người mất tích và hỗ trợ xây dựng lại nhà cửa. Nhiều chiến sĩ đã thức trắng đêm, đội mưa gió, đối diện với nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt, để đưa hàng cứu trợ đến tay người dân. Họ không chỉ là những chiến sĩ dũng cảm trên chiến trường, mà còn là những người hùng trong cơn bão, luôn đặt lên hàng đầu sự an toàn của Nhân dân.

Những hành động đó đã để lại những ấn tượng tốt đẹp về tấm lòng tận tâm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Có những khu vực, họ phải chạy đua với nước lũ, chẳng kịp ăn vội bát cơm, chẳng kịp chợp mắt cho lại sức, đã phải cơ động cấp tốc đến hiện trường. Bởi họ hiểu rằng, sự có mặt của bộ đội là một niềm tin, một điểm tựa tinh thần to lớn để gieo lên, thắp sáng lên niềm tin cho Nhân dân đang trong hoang mang, tuyệt vọng.

Và trong siêu bão Yagi, nhiều cán bộ, chiến sĩ quân đội đã hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Họ đã không ngại đối mặt với lũ dữ để băng qua dòng nước chảy xiết, đem theo thực phẩm và thuốc men đến với người dân bị cô lập. Có những người chiến sĩ đã ra đi mãi mãi khi cố gắng sơ tán những người dân trong vùng nguy hiểm. Những người chiến sĩ ấy đã ngã xuống giữa thiên tai, nhưng lòng can đảm và tình yêu thương đồng bào của họ vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân.

Sự hy sinh của họ là minh chứng cho lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Nhân dân. Dù biết rõ những nguy hiểm đang rình rập, bao quanh từ nhiều phía. Nhưng họ vẫn xông pha với quyết tâm bảo vệ nhân dân, không một chút do dự. Chính sự hy sinh thầm lặng này đã làm sáng lên tình đoàn kết, gắn bó giữa quân đội và nhân dân. Nhất là trong những thời điểm đất nước gặp khó khăn, thách thức. Những người chiến sĩ xông pha băng mình trong mưa lũ, họ chính là niềm tự hào của dân tộc. Nhờ vào sự dấn thân, hy sinh ấy mà nhiều người dân đã được cứu thoát. Đằng sau mỗi ngôi nhà được xây lại, mỗi con đường được thông thoáng, là hình bóng của những người lính, có người trong số họ đã hi sinh.

Trong mưa lũ cuồn cuộn, một chiến sĩ ôm chặt em bé trên tay, đó không chỉ là một hành động cứu người, mà còn thể hiện tình thương yêu vô bờ bến và sự dấn thân không ngại hiểm nguy của những người lính. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, họ vẫn sẵn sàng đặt sự an toàn của người dân lên trên hết. Em bé trong vòng tay người lính đang an toàn, nhưng đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng, là những đêm không ngủ, là những bước chân vội vã trên con đường ngập nước.

Hình ảnh người lính với bộ quân phục thấm đẫm nước, một tay ôm chặt em bé như một minh chứng hùng hồn cho tình đoàn kết quân dân - một tình cảm thiêng liêng. Đó cũng không chỉ đơn thuần là một khoảnh khắc, một thước phim quay nhanh về cơn bão mà còn là biểu tượng của lòng can đảm và trách nhiệm của quân đội Nhân dân Việt Nam, những người không ngại hi sinh để bảo vệ từng mạng sống quý giá của đồng bào trong mỗi trận chiến với thiên tai. 

Cơn bão Yagi đã cho chúng ta thấy rõ hơn bao giờ hết sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Chính nhờ sự có mặt kịp thời và hy sinh thầm lặng của quân đội mà hàng ngàn người dân đã được bảo vệ an toàn. Những hành động cao cả của các chiến sĩ không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ, mà còn là biểu hiện sâu sắc của tình yêu thương, lòng nhân ái và trách nhiệm đối với nhân dân. Có lẽ rằng, trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh những người bộ đội đội mưa, đội gió, cứu giúp đồng bào sẽ mãi là biểu tượng của tình đoàn kết bền chặt giữa quân đội và nhân dân. Những hi sinh thầm lặng của họ đã góp phần khắc phục hậu quả của thiên tai, và đồng thời thắp sáng ngọn lửa của tinh thần dân tộc Việt Nam, một dân tộc kiên cường, bất khuất và đoàn kết.

Trong cơn bão số 3, nhiều người dân đã mở rộng vòng tay để giúp đỡ đồng bào mình. Họ sẵn sàng chia sẻ miếng cơm, manh áo, giúp nhau vượt qua những thời khắc khó khăn nhất. Hình ảnh những người dân trao nhau từng chiếc áo mưa, từng thùng mì tôm, những bao gạo cứu trợ đã làm ấm lòng biết bao nhiêu người. Đây không chỉ là hành động hỗ trợ vật chất mà còn là sự truyền cảm hứng, sự động viên tinh thần lớn lao để tất cả cùng vượt qua hoạn nạn. Từ phương Nam xa xôi, từ miền Trung, Tây Nguyên nắng gió những đội quân tình nguyện đã thần tốc hướng về miền Bắc, mong muốn được chia sẻ khó khăn với đồng bào mình.

Trong bài thơ Nhớ sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh có viết. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông/ Tình Bắc Nam chung chảy một dòng/ Không ghềnh thác nào ngăn cản được. Đúng như thế, có thể rằng, cuộc sống thường ngày với nỗi lo cơm áo, gạo tiền sẽ cuốn chúng ta theo nhịp điệu của cuộc sống hối hả. Nhưng khi đất nước gặp khó khăn, cả dân tộc lại chung một nỗi lo, triệu triệu trái tim hoà cùng một nhịp, để tạo nên sức mạnh cộng hưởng vượt qua thử thách. Từ em bé đến cụ già, từ người dân lao động bình dị đến những doanh nhân, cán bộ công chức đã chung tay, góp sức cùng dân tộc.

Do vậy, cơn bão số 3 không chỉ là một thử thách về mặt tự nhiên, mà còn là một phép thử đối với tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng. Những gì chúng ta đã chứng kiến trong những ngày qua là một minh chứng rõ ràng rằng, khi người dân và quân đội, chính quyền và các tổ chức xã hội cùng chung tay, thì không có thử thách nào là không thể vượt qua.

Tình quân dân và nghĩa đồng bào trong cơn bão số 3 chính là sự khẳng định cho một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – truyền thống “thương người như thể thương thân”. Qua mỗi đợt thiên tai, mỗi khó khăn, tinh thần đoàn kết ấy lại càng được củng cố và phát huy mạnh mẽ hơn.

Tình quân dân gắn bó không chỉ là sức mạnh để vượt qua thiên tai, mà còn là nền tảng vững chắc của dân tộc, một biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Không một thế lực nào, dù ở trong hay ngoài nước, có thể xuyên tạc hoặc chia rẽ được sự đoàn kết thiêng liêng này. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, đã được hun đúc qua nhiều thế hệ, từ trong chiến tranh đến thời bình. Quân đội và nhân dân luôn sát cánh bên nhau, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình quân dân đoàn kết chính là tấm lá chắn kiên cường nhất, giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức và bước vững chắc trên con đường phát triển./.

 

NVD42 -CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU XUYÊN TẠC MỐI QUAN HỆ MÁU THỊT GIỮA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHÂN DÂN TA

 

Mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân là vấn đề có tính quy luật trong sự hình thành, tồn tại và phát triển của Đảng ta trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và là vấn đề quan trọng nhất để đất nước ta có được những thành quả như ngày hôm nay, điều này ai cũng có thể thấy được thế nhưng có những kẻ lại rêu rao, vu khống, xuyên tạc mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền và nhân dân, phủ nhận mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong tình hình hiện nay.


Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: Nhân dân là người làm nên lịch sử, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của nhân dân: “Lấy dân làm gốc”, “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận ưu tú nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc và nhân dân Việt Nam. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng cũng chính là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Gắn bó “máu thịt” với nhân dân là vấn đề thuộc bản chất cách mạng của Đảng ta vì sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, vì nhân dân và nhân dân cần Đảng dẫn đường, lãnh đạo. Trong trái tim của người Việt Nam chỉ thừa nhận một Đảng cầm quyền lãnh đạo đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc hay mới đây nhất là cuộc đấu tranh phòng, chống dịch bệnh covid-19, phòng chống bão lũ, thiên tai thử hỏi nếu không có sự đoàn kết đồng lòng của Đảng, của các cấp các nghành, của từng địa phương và từng người dân thì nước ta có được kết quả như ngày hôm nay không? Và tại sao các nước tư bản kia lại không làm được như vậy? Điều này không phải bây giờ mới thể hiện mà là bài học xuyên suốt trong các thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.


Nhìn vaò thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân trong thời qian qua,  Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước; thông qua Nhà nước, nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã phát huy tốt vai trò quản lý, có chính sách đúng, động viên và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. Trong lãnh đạo xây dựng Nhà nước, Đảng luôn quán triệt nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy tính sáng tạo của nhân dân, vận dụng có chọn lọc lý luận xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân loại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với dân tộc, thời đại và hoàn cảnh thực tiễn đất nước.


Thừa nhận rằng vẫn còn những bất cập trong công tác quản lý, nhất là sự thoái hoá, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ của một số ít cán bộ, đảng viên, công chức, đang ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, làm xói mòn đến mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một nguy cơ lớn đối với sự sống còn của Đảng, của chế độ. Dù vậy, cần phải khẳng định chắc chắn rằng đó không phải là bản chất của mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nên không thể quy chụp, cho rằng mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân ở Việt Nam bị “đứt gãy”, đáng báo động như giọng điệu của các thế lực thù địch đưa ra nhằm gây tâm lý hoang mang, thiếu niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước để phục vụ cho mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghãi ở Việt Nam. Vì vậy, mỗi chúng ta phải hết sức cảnh giác, luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng để không mắc mưu kích động của những kẻ bán nước cầu vinh.

NVD42 - CẢNH GIÁC TRƯỚC CHIÊU TRÒ KÍCH ĐỘNG “TƯ TƯỞNG DÂN TỘC HẸP HÒI, TÔN GIÁO CỰC ĐOAN” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

Thời gian gần  đây các thế lực thù địch tăng cường chống phá nước ta với những chiêu trò, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Một trong những chiêu trò mà các thế lực thù địch, cùng các phần tử cơ hội chính trị đang thực hiện là kích động để phát triển mạnh “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan tôn giáo” hòng tạo ra cuộc chiến ngay trong nội bộ của nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ ra một trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là: “Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước”. Đây là những biểu hiện hết sức nguy hiểm mà các thế lực thù địch lợi dụng để tăng cường xây dựng, phát triển những phần tử phản động ở trong nước để chống phá cách mạng từ bên trong là chủ yếu, thay cho ý đồ trước đây là sử dụng lực lượng chống phá từ bên ngoài là chủ yếu.

Mục đích kích động “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và cực đoan tôn giáo” của các thế lực thù địch là nhằm gieo rắc, phát triển ở các vùng, miền của đất nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo,… tạo dựng được những lực lượng phản động bên trong đối lập với Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở. Tập trung tạo dựng các ngọn cờ là những người có tư tưởng cực đoan trong dân tộc với cực đoan trong tôn giáo, dựa vào hình tượng, quyền uy của bề trên tối cao là “vua, chúa” để dụ dỗ và lôi kéo dân lành theo kịch bản đã định trước của chúng. Khi lôi kéo, tụ tập được đám đông quần chúng “nhẹ dạ cả tin” thì chúng sẽ đưa ra những lời lẽ xúi giục, kích động mọi người tham gia biểu tình, gây rối, vi phạm pháp luật,... Chúng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang còn vững mạnh, không thể chuyển hóa ngay được nội bộ nên phải thực hiện từng bước. Con đường, biện pháp hữu hiệu để làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam suy yếu vẫn là dùng chiêu bài gieo rắc tư tưởng “dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan” vào trong nội bộ ta, nhất là cán bộ, đảng viên, công chức,… hòng tạo ra những “chiến binh” phá hoại an ninh, gây mất trật tự, mất ổn định xã hội cùng với sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ từng bước làm cho Việt Nam “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và tự sụp đổ.

Vậy nên chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan, làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Để công việc ấy tiến hành có hiệu quả, trước hết cần tuyên truyền cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào tôn giáo có nhận thức sâu sắc về “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan tôn giáo”, sự nguy hại của nó để chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh. Đồng thời qua tuyên truyền, làm cho nhân dân thấy rõ ý đồ đen tối của các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài kích động “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan tôn giáo” nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.  Trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc, các tín đồ ở mỗi tôn giáo đã không tiếc sức người, sức của góp phần to lớn làm nên thắng lợi hào hùng trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhiều chức sắc tôn giáo, tăng ni, phật tử đã hướng dẫn tín đồ chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước” được vinh danh.

Trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta bao giờ cũng rất công bằng, nếu những ai đó có công với nước, với dân đều được ghi danh, những ai “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chấp nhận làm tay sai cho các thế lực thù địch, có dã tâm bán rẻ đồng bào và lợi ích quốc gia-dân tộc thì chúng ta kiên quyết đấu tranh lên án và bác bỏ./.

NVC42 - Đấu tranh với luận điệu lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước

 

Những ngày qua, Đất nước Việt Nam ta liên tiếp đối diện sự tàn phá của cơn bão số 3 (Yagi) và cơn bão số 4 (Soulik), để lại những hậu quả hết sức nặng nề về người và của. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng chung tay quyết tâm, nỗ lực để cứu hộ, cứu nạn, chia sẻ mất mát, đau thương, thiếu thốn của đồng bào nhiều địa phương. Trong khi toàn Đảng, toàn dân đang ra sức nỗ lực, đồng lòng để ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ thì không ít tổ chức, các phần tử chống đối, phản động, nhất là tổ chức khủng bố, phản động Việt Tân lại ra sức tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ tình đoàn kết quân dân bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm. Từ hải ngoại, các đối tượng với bản chất thâm thù với dân tộc đã cố tình lợi dụng tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền Bắc để đưa ra những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, hạ thấp, phủ nhận những kết quả trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các cấp chính quyền; hạ thấp uy tín của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cũng như các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hướng lái dư luận, tạo sự hoài nghi trong Nhân dân. Trên Fanpage Việt Tân Úc Châu đăng nội dung “Cứ mỗi khi có thiên tai, cán bộ lãnh đạo chỉ có một chiêu sử dụng chiêu từ thiện để bỏ tiền vào túi” cùng với hình ảnh mang nội dung như “Suốt 50 năm qua, chỉ có chiêu “lá lành đùm lá rách” vậy thì tiền thuế dân đóng ở đâu?". Tài khoản Facebook Trần Duy Chiến đăng nội dung “Cầu Mong Cho Cơn Bão Vào Miền Bắc Mạnh Hơn Nữa. Cho miền Bắc chết hết càng vui”. Trên trang Dân Làm Báo đăng tải nội dung “MTTQ đang họp để xem năm nay cử đội quân nào đại diện ra kêu gọi từ thiện cứu trợ bão lũ”...

 

Phải khẳng định đây chính là những lời lẽ xuyên tạc, tráo trở của các đối tượng chống phá nhằm chia rẽ tình đoàn kết quân dân, xuyên tạc sự thật nhằm tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Những nội dung này không đơn thuần là sự bất mãn cá nhân, mà thực chất là chiến dịch tuyên truyền nhằm bôi nhọ uy tín của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là liên quan đến các hoạt động từ thiện mà chúng ta dễ nhận ra trong những lần đất nước bị thiên tai, hoạn nạn trước đây.


Hiện nay, công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam không chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước mà còn có sự đóng góp rất lớn từ các hoạt động từ thiện. Mặc dù Chính phủ luôn ưu tiên các khoản chi ngân sách để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ khẩn cấp và tái thiết sau khi thảm họa xảy ra nhưng việc kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ là hành động nhân văn, nhằm huy động thêm nguồn lực xã hội bên cạnh nguồn ngân sách đã được phân bổ. Những lời kêu gọi hỗ trợ, các hoạt động từ thiện trong nước được cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức công khai, minh bạch và có giám sát nhằm đảm bảo nguồn tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích. Có thể nói, các hoạt động vận động quyên góp, các nguồn hỗ trợ nhận được trong quá trình kêu gọi đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội. Bất kỳ trường hợp nào có dấu hiệu vi phạm đều được xử lý nghiêm theo pháp luật. Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước ta đã và đang được sử dụng hiệu quả trong việc phòng chống thiên tai và cứu trợ. Các khoản chi từ nguồn từ thiện được minh bạch và được thông qua theo quy trình giám sát chặt chẽ. Việc huy động từ thiện từ cộng đồng, đã khẳng định: Càng trong lúc khó khăn, hoạn nạn, tinh thần đoàn kết, kiên cường của dân tộc, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta càng được phát huy mạnh mẽ. Sự chia sẻ, đồng tâm, đồng lòng của nhân dân cả nước đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề của lũ bãovượt qua khó khăn, thách thức… mỗi chúng ta – những người dân yêu nước, trong bối cảnh, tình hình hiện nay, cần hết sức tỉnh táo, sáng suốt khi tiếp nhận thông tin trên internet, mạng xã hội, nhất là thông tin từ những tổ chức, đối tượng phản động, bất mãn; không vội vàng cả tin, không lan tỏa những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng. Trước mỗi thông tin, sự việc xảy ra, cần cẩn trọng xem xét, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng tình hình ứng phó với bão lũ, thiên tai để kích động, lừa gạt, lôi kéo làmdẫn đến làm những việc gây tổn hại cho đất nước, cho nhân dân.


Phát huy hết sức mạnh về điểm tựa của dân tộc Việt Nam như lời chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ với đồng bào, đồng chí  cả nước về "6 điểm tựa Việt Nam".

Thứ nhất là điểm tựa về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong Nhân dân, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công" như Bác Hồ đã nói.


Điểm tựa thứ hai là chúng ta có Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh lãnh đạo gần 95 năm qua. Đảng không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu mang lại độc lập, tự do cho dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Điểm tựa thứ ba là truyền thống lịch sử - văn hóa hào hùng, văn minh, văn hiến của dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái, "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn", "bầu ơi thương lấy bí cùng…".


Điểm tựa thứ năm là nhân dân. Nhân dân làm nên lịch sử, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".

Điểm tựa thứ năm là quân đội, công an. "Lúc cần, lúc khó có quân đội, công an"; "Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu"; "Công an ta, vì nước quên thân, vì dân phục vụ".


Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể". Dân tộc ta quyết tâm đoàn kết, thống nhất một lòng chiến đấu chống lại mọi nghịch cảnh thiên tai, bão lũ, khắc phục khó khăn tiếp tục đưa Đất nước phát triển bền vững và thịnh vượng./.

 

NVC42 - Đấu tranh với luận điệu lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước

 

Những ngày qua, trước những hậu quả nặng nề do bão số 3 và hoàn lưu của bão gây ra tại các tỉnh Bắc bộ, Đảng, Nhà nước, các địa phương, lực lượng vũ trang và nhân dân đang gồng mình ứng phó với trận bão, lũ lịch sử, huy động tối đa lực lượng, phương tiện để phòng, chống và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả của thiên tai. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương và đồng bào cả nước đang hướng về miền Bắc, tích cực ủng hộ, giúp đỡ người dân ở những vùng gặp nạn theo lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân phản động, bất mãn, cơ hội chính trị lại đăng tải những thông tin xuyên tạc, suy diễn, quy chụp, vu khống; lợi dụng việc bão lớn làm đổ nhiều cây xanh, nhiều cột điện, hỏng nhiều đường xá, thậm chí cố tình chọn đăng một vài hình ảnh cây mới trồng không có nhiều rễ, cột điện có ít lõi sắt (cả ảnh thật và ảnh cắt ghép, ảnh không rõ nguồn gốc và thời điểm chụp) để quy chụp, tung tin rằng nguyên nhân dẫn đến thiệt hại này là do tham nhũng quá nhiều và ở khắp mọi nơi, rồi do sự tắc trách của chính quyền các cấp, sự vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng v.v…

Bên cạnh đó, do thiếu hiểu biết, có người dân còn đăng tải những hình ảnh, bài viết thông tin sai sự thật, nhất là thông tin sai về việc vỡ đập, vỡ đê, ngập lụt, sạt lở... làm người dân hoang mang, hoảng loạn, cũng là cái cớ để các thế lực thù địch, phản động mượn gió, bẻ măng, chống phá Đảng, Nhà nước…

Thực tế, quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị, của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các Công điện, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương nói chung, lực lượng Quân đội và CAND nói riêng đã phát huy mạnh mẽ tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, thực sự là chỗ dựa của nhân dân. Giữ vững phương châm hành động “lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an”, lực lượng Quân đội và CAND đã huy động hơn 450 nghìn lượt CBCS; hàng trăm nghìn trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ, đồng thời không quản ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí đã có cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, nhiều đồng chí bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân phòng, chống, ứng phó, cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ, bảo đảm ANTT và khắc phục thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra. Những nỗ lực, cố gắng, tinh thần quyết tâm, không quản ngại nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh vì nhân dân của CBCS các đơn vị, địa phương tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra đã được cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Cùng với đó, hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, nhiều tỉnh, thành và các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức, doanh nghiệp. Đến nay, số tiền quyên góp, ủng hộ chuyển về tài khoản của Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng, cùng cơ số nhu yếu phẩm của các nhà hảo tâm, đồng bào trên cả nước đã được chuyển đến tận tay, kịp thời hỗ trợ bà con vùng bị nạn vượt qua khó khăn…

Thực tế trên đã khẳng định: Càng trong lúc khó khăn, hoạn nạn, tinh thần đoàn kết, kiên cường của dân tộc, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta càng được phát huy mạnh mẽ. Sự chia sẻ, đồng tâm, đồng lòng của nhân dân cả nước đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề của lũ bãovượt qua khó khăn, thách thức…

Thiết nghĩ, mỗi chúng ta, trong bối cảnh, tình hình hiện nay, cần hết sức tỉnh táo, sáng suốt khi tiếp nhận thông tin trên internet, mạng xã hội, nhất là thông tin từ những tổ chức, đối tượng phản động, bất mãn; không vội vàng cả tin, không lan tỏa những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng. Trước mỗi thông tin, sự việc xảy ra, cần cẩn trọng xem xét, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng tình hình ứng phó với bão lũ, thiên tai để kích động, lừa gạt, lôi kéo làmdẫn đến làm những việc gây tổn hại cho đất nước, cho nhân dân./.

NVC42 - Tự do tôn giáo không có nghĩa là bất chấp vi phạm pháp luật

 

Cần khẳng định rằng, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để lợi dụng tôn giáo, coi đây là một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện “diễn biến hoà bình”. Chúng luôn phát tán lên các trang mạng xã hội, hòng lôi kéo, kích động dư luận xã hội bằng các thông tin sai lệch, xuyên tạc quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Vừa qua, trên trang “Quyenduocbiet” Nguyên Anh có bài viết: “Tự do tôn giáo là quyền căn bản – không phải xin – cho”, cho rằng Việt Nam đang đàn áp tự do tôn giáo, điển hình là việc xúc phạm và cấm tu hành theo phương pháp du tăng đối với nhà sư bộ hành Thích Minh Tuệ. Thực tế, Nguyên Anh đang xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một nội dung căn bản và quan trọng trong bảo đảm quyền con người và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, vì vậy, “tình hình tôn giáo ổn định; đa số chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc”. Bất chấp thực tế đó, các lực lượng thù địch, phản động vẫn ra sức rêu rao, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, kêu gọi các quốc gia, tổ chức nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Trong bài viết “Các khuyến nghị của BPSOS với chính phủ Hoa Kỳ để phát huy và bảo vệ tự do tôn giáo ở Việt Nam” đăng trên mạng xã hội, với cái nhìn định kiến, nhóm Mạch sống Media đã cố tình xuyên tạc tình hình tôn giáo ở nước ta và vu khống Việt Nam “đàn áp tôn giáo đang ở giai đoạn tệ nhất trong 10 năm trở lại đây”, kêu gọi nước ngoài can thiệp và hỗ trợ “các nhóm và cộng đồng tôn giáo độc lập”… Đây là những luận điệu sai trái, vu khống Việt Nam, nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước và chế độ ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế bằng pháp luật.

Nhờ có chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm ngày càng tốt hơn, số lượng các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng. Năm 2003, thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo với khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến tháng 12/2023, Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo, với gần 27 triệu tín đồ tôn giáo…. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,  và pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, với gần 27 triệu tín đồ, chiếm gần 27% dân số cả nước, đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách tôn giáo và nhất quán “tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”. Trên cơ sở, chủ trương,  quan điểm của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo… Trong các văn bản pháp luật này, đều khẳng định, Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Nhờ có chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm ngày càng tốt hơn, số lượng các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng. Năm 2003, thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo với khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến tháng 12/2023, Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo, với gần 27 triệu tín đồ tôn giáo…. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,  và pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh việc tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, Đảng, Nhà nước ta cũng xác định: “Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại doàn kết toàn dân tộc”. Nên, việc không cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, không cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho các cái gọi là “đạo Dương Văn Mình”, “Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ”, “hội thánh Tin Lành tư gia người Thượng”…, vì đây là các tổ chức đội lốt tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật, cơ cấu tổ chức, hoạt động trái pháp luật và Nhà nước xử lý các trường hợp mang danh chức sắc, tín đồ tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, gây rối trật tự an toàn xã hội, là việc làm cần thiết, không thể gọi là “đàn áp tôn giáo” như sự xuyên tạc, vu khống của nhóm Mạch sống Media.

Thứ hai, tôn giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, tự do tôn giáo đều phải trong khuôn khổ pháp luật. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966 ghi rõ “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Ở Mỹ, hoạt động của các tổ chức tôn giáo được quản lý theo pháp luật của các bang. Việc đăng ký thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức tôn giáo trong toàn liên bang, nộp lệ phí đăng ký cho chính quyền; các cơ quan chính quyền của bang trực tiếp thi hành việc giám sát các hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn hành chính của bang. Chỉ sau khi được chính quyền xem xét, đồng ý cho phép thành lập thì các tổ chức tôn giáo mới được phép hoạt động và có tư cách pháp nhân. Điều 26 của Luật về tách Giáo hội khỏi Nhà nước của Cộng hòa Pháp quy định “việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm soát của các cơ quan chính quyền có chức năng gìn giữ trật tự công cộng. Ở những nơi chuyên vào việc thờ tự và thực hành nghi lễ tôn giáo cấm việc hội họp có tính chất chính trị”. Cộng hòa Liên bang Đức quy định, giáo sĩ cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như công dân khác trong trường hợp vi phạm hiến pháp, pháp luật. Ở Nhật Bản, các cấp chính quyền quản lý các tổ chức tôn giáo là Bộ Văn hóa, tỉnh, huyện. Các tổ chức tôn giáo đều phải đăng ký ở Bộ Văn hóa và chỉ sau khi đã được đăng ký mới được hoạt động tại nơi đặt văn phòng của tổ chức đó…

Thực tế trên cho thấy, các tôn giáo chỉ tự do hoạt động khi tuân thủ nghiêm pháp luật, nếu vi phạm thì đều bị xử lý và cấm hoạt động. Nên, việc cổ súy, kêu gọi nước ngoài can thiệp và hỗ trợ “các nhóm và cộng đồng tôn giáo độc lập”, mà các nhóm này chưa được cấp phép hoạt động, thậm chí có nhóm còn đội lốt tôn giáo để chống phá Nhà nước, chế độ, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội là việc làm sai trái của nhóm Mạch sống Media hòng chống phá Việt Nam.

Từ thực tiễn sinh động của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam được bảo đảm ngày càng tốt. Các tổ chức, tín đồ tôn giáo được tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Nhóm Mạch sống Media cho rằng, Việt Nam “đàn áp tôn giáo” và kêu gọi nước ngoài can thiệp, hỗ trợ “các nhóm và cộng đồng tôn giáo độc lập” chỉ là những luận điệu sai trái, thù địch cần đấu tranh, bác bỏ./.

 


NVB42 - LẬT TẨY THỦ ĐOẠN CỦA TỔ CHỨC VIỆT TÂN LỢI DỤNG BÃO LŨ ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ

 

            Trong những ngày qua, Việt Nam đối diện sự tàn phá của cơn bão số 3, để lại những hậu quả nặng nề về người và của. Hệ thống chính trị và nhân dân với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, quyết tâm, nỗ lực để cứu hộ, cứu nạn, chia sẻ mất mát, đau thương, thiếu thốn của đồng bào nhiều địa phương. Trong lúc Đảng, Nhà nước, nhân dân đang nỗ lực, đồng lòng để ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ thì không ít tổ chức, phần tử chống đối, phản động, nhất là tổ chức khủng bố, phản động Việt Tân lại ra sức tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ tình đoàn kết quân dân bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm.

            Kích động chống phá trong đau thương, mất mát

            Lợi dụng tình hình bão, lũ, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại “đục nước béo cò” tung ra các luận điệu xuyên tạc, chống phá, tuyên truyền trên không gian mạng theo hướng xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đặc biệt, tổ chức khủng bố, phản động lưu vong Việt Tân những ngày qua đã đăng tải, tán phát hàng trăm bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền xuyên tạc. Họ lấy hình ảnh bão, lũ, đời sống thiếu thốn, khổ cực của nhân dân trong cơn hoạn nạn rồi lồng ghép thông tin sai trái, xuyên tạc, cho rằng Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền nhân dân thờ ơ, vô trách nhiệm “bỏ mặc dân”.

            Họ xuyên tạc “trong cơn bất hạnh của dân, tuyên giáo vẫn giả dối, đưa các hình ảnh, video tập huấn, diễn tập để tuyên truyền”; “nhân dân lâm nguy, chính quyền vẫn ưa bệnh thành tích”; “nhà nước đã phát gạo… trên tivi”; “sau cơn bão lũ, cây rừng thì dành cho lãnh đạo xây biệt phủ, hòm thì tặng cho dân nghèo”…

            Họ đưa ra những tin mang tính kích động như “Các nghệ sĩ, mạnh thường quân góp tiền qua chính quyền nên tỉnh táo. Tiền của các bạn đến tay người dân hay chui vào túi quan chức”!

            Một số thông tin tìm cách chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Công an, Quân đội với nhân dân, bất chấp sự thật là hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ các lực lượng Quân đội, Công an khẩn trương, nỗ lực giúp đỡ nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả bão lũ. Tuy nhiên, họ lại xuyên tạc cho rằng đấy là “biểu diễn”, “người dân trông chờ vào nhà nước, chính quyền là vô vọng”; “diễn tập phải đẹp thì mới có lương, thực tế thì bê bết là vì lương với lậu”…

            Lợi dụng vào sự cố sập cầu Phong Châu, các đối tượng bỏ qua việc nguyên nhân do tác động mưa lũ, lập tức quy kết cho “chính quyền phải chịu trách nhiệm vì đã ăn hối lộ, làm ngơ, bảo kê, tiếp tay cho tham nhũng nên mới gây ra hậu quả sập cầu”, cho rằng việc cầu sập là hậu quả của… chế độ!

            Trước tình hình bão lũ nghiêm trọng xảy ra, các cơ quan chức năng Việt Nam đã trao đổi, đề nghị phía Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, nhất là việc xả thuỷ điện; đồng thời thông báo kịp thời về thông tin, thời điểm xả lũ, thời gian và lưu lượng xả lũ để hai bên có sự phối hợp chặt chẽ, giảm thiểu tác động. Tuy nhiên, họ tuyên truyền xuyên tạc theo hướng kích động, phá hoại quan hệ hợp tác giữa hai nước, đưa ra những ngôn từ kiểu “chọc gậy bánh xe”.

                Lật tẩy bản chất sau cái gọi là “dân chủ, canh tân”

            Đằng sau từ ngữ mỹ miều, bịp bợp và dối trá, lừa đảo kiều bào nước ngoài, tập hợp số đối tượng chống đối, phản động trong nước, Việt Tân tự xưng là “tập hợp những người Việt yêu dân chủ, khát vọng Canh Tân con người và Canh Tân Việt Nam”. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức khủng bố lưu vong này đã làm gì?

            Sau khi thành lập, Việt Tân đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch “Đông Tiến 1”, “Đông Tiến 2”, “Đông Tiến 3”..., đưa các toán vũ trang với hàng trăm đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa. Ở nước ngoài, Việt Tân thành lập “Đội sát thủ K9” do các thành viên cốt cán cầm đầu, chuyên tiến hành khủng bố, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn; trong đó, có ông Dương Trọng Lâm, chủ bút báo “Cái đình làng” tại San Fransisco và ông Nguyễn Đạm Phong, người sáng lập báo “Tự do” tại Houston.

            Hiện nay, Việt Tân vừa tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát, vừa thực hiện “diễn biến hòa bình”, tuyên truyền xuyên tạc, thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hóa” bằng nhiều hình thức, nhất là trên không gian mạng… Cơ quan chức năng Việt Nam những năm vừa qua đã bắt, xử lý nhiều đối tượng là thành viên Việt Tân phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon, Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền, Bùi Văn Kiên, Trần Thị Nhài, Nguyễn Thị Ánh...

             “Tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong cơn bão dữ

            Mưa bão đi qua, để lại hậu quả rất nặng nề, rất nhiều người cần được hỗ trợ, giúp đỡ. Trong lúc khó khăn, hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, người dân đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, xông pha tuyến đầu giúp người dân. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, Đảng và Nhà nước đã và tiếp tục dành nguồn lực để khôi phục cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tái sản xuất, từng bước ổn định đời sống của nhân dân vùng thiên tai, bão lũ. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dành sự chia sẻ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất. Những chuyến xe đậm nghĩa tình vẫn hối hả chở nhu yếu phẩm từ miền Nam, miền Trung ra vùng bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở miền Bắc với những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”.

            Sự chung tay chung sức đó có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng với Đảng, Nhà nước giúp đỡ người dân vùng lũ, khắc phục hậu quả để sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

            Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã điện, gửi lời thăm hỏi tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đồng thời viện trợ, ủng hộ giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ. Chính phủ Australia viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD  hỗ trợ vật tư cứu trợ khẩn cấp và các dịch vụ thiết yếu nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão gây ra. Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowski gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam và cho biết “Australia đánh giá cao sự chỉ đạo hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc điều phối các hoạt động cứu trợ và ứng phó khẩn cấp tại các khu vực bị ảnh hưởng”, khẳng định “Chúng tôi ở đây để giúp Việt Nam bằng bất cứ cách nào có thể”.

            Ngày 12/9, Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định cung cấp viện trợ nhân đạo trị giá 2 triệu USD với hy vọng sẽ góp phần khôi phục các khu vực bị thiệt hại và giúp người dân vùng bão lũ quay trở lại cuộc sống thường nhật trong thời gian sớm nhất. Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam thông báo viện trợ 1 triệu USD để khẩn cấp hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả. Nhật Bản đang xem xét viện trợ vật tư qua cơ quan JICA, bao gồm máy lọc nước, tấm bạt nhựa. ASEAN và UNICEF cũng đã triển khai hàng viện trợ thiết yếu như dụng cụ gia đình, nước sạch và vật phẩm vệ sinh đến các vùng bị ảnh hưởng.

            Các tổ chức quốc tế UN Women và đại sứ quán các nước châu Âu đang phối hợp cơ quan chức năng của Việt Nam để xác định nhu cầu khẩn cấp và phương án hỗ trợ phù hợp. Thông qua đơn vị cứu trợ nhân đạo, Thuỵ Sĩ sẽ dành 1 triệu franc (khoảng 1,2 triệu USD) cho các công tác này, đồng thời gửi chuyên gia và nguồn lực tới tâm điểm của công tác cứu trợ…

            Như vậy, trong gian khó với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu ở”, tinh thần tương thân, thương ái, nghĩa đồng bào càng thể hiện rõ nét, đó chính là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta, đồng thời thể hiện là bản chất tốt đẹp, nhân văn của chế độ, xã hội ta. Các quốc gia, tổ chức quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài cũng chung tay, góp sức giúp đỡ nhân dân bị thiệt hại bởi bão lũ.

            Vậy mà, tổ chức Việt Tân tự xưng tiêu chí hành động là “khát vọng Canh Tân” đã không có bất cứ chia sẻ nào với người dân trong cơn hoạn nạn lại tìm cách xuyên tạc, chống phá. Rõ ràng, việc lợi dụng bão lũ, thiên tai, mất mát đau thương để thông tin sai trái, xuyên tạc với mục đích kích động, chống lại đất nước, nhân dân Việt Nam là hành vi nhẫn tâm, vô đạo đức cần được vạch trần lên án và phản bác.

 

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...