Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” ở nước
ta, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên chống phá trên tất cả các lĩnh
vực. Trong đó, chúng coi “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa
là mũi tấn công chủ yếu, quan trọng hàng đầu.
Những năm gần
đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã
hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta. Mạng xã hội giúp
cho người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin nhanh chóng, hiệu quả.
Không thể phủ nhận vai trò tích cực của mạng xã hội, song các thế lực thù địch
đang lợi dụng nó để trở thành công cụ đắc lực cho các hoạt động “Diễn biến hòa
bình”, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Một số cộng đồng
như Facebook, Zalo, YouTube, Instagram, Twitter … thu hút số lượng lớn người
tham gia, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Tại Việt
Nam, đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là những người trẻ, có
điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng Internet. Ngày nay, bất kỳ ai chỉ với
một chiếc điện thoại thông minh, một máy tính bảng hay máy tính cá nhân có kết
nối Internet đều có thể tham gia vào mạng xã hội. Với nội dung phong phú, đa
dạng và dễ sử dụng, mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích, ngày càng góp phần
quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh
đạo của Đảng. Mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến
thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống. Bên cạnh đó, trên mạng xã hội có
nhiều trang dạy kỹ năng sống, giúp người dùng học hỏi được những kỹ năng cơ bản
trong cuộc sống mà không cần đến lớp. Mạng xã hội góp phần tích cực vào sự phát
triển của đời sống văn hóa tinh thần, người dùng thông qua mạng xã hội có thể
kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn; dễ
dàng chia sẽ tâm tư, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn với cộng đồng.
Tuy nhiên, bên
cạnh mặt tích cực, mạng xã hội cũng tồn tại rất nhiều yếu tố tiêu cực, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng, như: mạng xã hội đã
và đang trở thành công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong những năm qua, các thế lực thù địch,
phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang mạng xã hội vào các hoạt động
tuyên truyền phá hoại tư tưởng, văn hóa. Chúng tập trung xuyên tạc, bôi nhọ chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Chúng lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực,
tham nhũng, bảo vệ môi trường, dân chủ, nhân quyền… để đăng tải những nội dung
thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận
các chủ trương, chính sách đó là sai lầm và đòi xóa bỏ; kích động dư luận, hình
thành tâm lý phản kháng, tư tưởng bất mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu
tình, bạo loạn lật đổ chế độ. Mạng xã hội phát triển làm gia tăng nguy cơ xói
mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Lợi dụng mạng xã hội, các thế lực thù địch tuyên
truyền, cổ vũ lối sống tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực dụng, văn hóa đồi
trụy, bạo lực… đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng nhiễu loạn
thông tin, thật giả lẫn lộn trên mạng xã hội ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt
đẹp của dân tộc, gây hoang mang trong dư luận.
Hoạt
động “Diễn biến hòa bình” trên mạng Internet được các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị tiến hành đối với Việt Nam hiện nay là chống phá toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, lĩnh vực tư tưởng,
văn hóa được xác định là một trọng điểm. Chúng tập trung tăng cường cả
"nhịp độ" và "cường độ" để xuyên tạc, tuyên truyền
chống phá vào các thời điểm nhạy cảm, như: chuẩn bị Đại hội Đảng
các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử đại biểu Quốc
hội hoặc hội đồng nhân dân các cấp; hoặc khi có những sự kiện kinh
tế, chính trị, xã hội, đối ngoại nổi bật ở trong nước. Các tổ chức
phản động ở nước ngoài và các phần tử cơ hội chính trị chống đối ở trong nước
tăng cường truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng Cộng sản
Việt Nam trên mạng xã hội. Nhờ tốc độ truyền thông tin nhanh nên những quan
điểm sai trái trên mạng xã hội có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối
tượng.
Trong
thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong
xã hội. Do đó, chúng ta cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ để đấu
tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng, để mạng xã hội thực sự có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng
thời, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ, tác động xấu từ mạng xã
hội. Theo đó, cần tập trung thực hiện đồng
bộ, có hiệu quả các biện pháp sau:
Một
là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ
huy các cấp đối với mạng xã hội
Sự
lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp đối với mạng
xã hội có ý nghĩa quan trọng và quyết định hàng đầu đến sự vững vàng trên trận
địa chính trị - tư tưởng của mỗi cơ quan, khoa, đơn vị trong Nhà trường. Tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng là tăng cường sự chỉ đạo, định hướng chính
trị tư tưởng cho mọi thành viên trong đơn vị cần nâng cao nhận thức khi
tiếp cận thông tin, mạng Internet, nhất là các trang mạng xã hội có nội dung
xấu, độc. Định hướng chính trị là việc chỉ rõ những vấn đề cần đấu tranh, những
nội dung cần đi sâu phân tích lý giải, những mục tiêu cần phải đạt tới. Sự định
hướng còn bao gồm cả việc kiểm tra không để lọt các tin, bài, các ấn phẩm có
nội dung xấu xuất hiện trên các trang mạng chính thống.
Hai
là, tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên,
chiến sĩ trong cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội.
Đấu
tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội là cuộc đấu tranh khó khăn và
phức tạp, để đạt được hiệu quả tuyên truyền, chống phá, các thế lực
thù địch thường ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ vào
việc truyền bá, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta; chúng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, đa dạng về
hình thức, nhưng chủ yếu là dựa trên các sự kiện để làm sai lệch
bản chất của sự kiện, lồng ghép ý kiến chủ quan, áp đặt nhằm mục
đích để cho mọi người nghi hoặc, hiểu không đúng về bản chất của sự
kiện; chúng lồng ghép những tin thật, tin giả với nhau hoặc để ẩn
sau những sự kiện thật tạo ra luồng tư tưởng xấu trong nhân dân, trong
nội bộ đơn vị. Do đó, với các cấp ủy đảng, chỉ huy đơn vị phải
thường xuyên nắm vững diễn biến tình hình trong cơ quan, đơn vị mình;
tập trung giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ,
giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ thấy được chống “Diễn biến hòa bình”
nói chung, trên mạng xã hội nói riêng là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc quyết liệt, toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế,
văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại, từ đó tích cực tham gia phòng ngừa,
ngăn chặn các hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch. Cấp ủy, chỉ huy
các cấp cần tích cực, chủ động tổ chức cho đơn vị học tập, quán triệt và triển
khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chỉ thị, hướng dẫn
của cấp trên về đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” cho đội ngũ cán bộ,
giảng viên, nhân viên, chiến sĩ trong toàn trường. Nội dung giáo dục, tuyên
truyền, tập trung làm rõ tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước. Trong đó, cần chú trọng những vấn đề mang tính nguyên tắc; đẩy mạnh
đấu tranh phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực
thù địch. Đồng thời, trang bị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên những
kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; giáo dục về lịch sử,
truyền thống của dân tộc, Quân đội và Nhà trường; các chuẩn mực đạo đức cách
mạng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ có
nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
từ đó đề cao cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh phòng, chống hiệu quả
“Diễn biến hòa bình”.
Ba
là, tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp đấu tranh phòng, chống “Diễn
biến hòa bình” trên mạng xã hội
Đổi
mới phương pháp, mở rộng các phương thức thông tin truyền thông đa dạng, phong
phú, sinh động, thuyết phục. Thông tin về từng sự kiện, hiện tượng, vấn đề cần
được khai thác, phát hiện từ nhiều góc độ khác nhau, tránh sự đơn điệu, trùng
lắp và xuôi chiều, kết hợp nhiều thể loại, nhiều hình thức. Các bài viết tham
gia đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” phải có đầy đủ cơ sở lý luận và thực
tiễn, phân tích sâu sắc, dù khẳng định hay bác bỏ, dù mềm mại hay đanh thép đều
phải có sức thuyết phục. Mỗi cơ quan, khoa, đơn vị cần xây dựng chương trình
hành động cụ thể trên cơ sở chỉ đạo chung; bám sát đặc điểm đối tượng, khai
thác nguồn tin và tổ chức lưu chuyển thông tin phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ, phân công cụ thể, xác định rõ nội dung đấu tranh,
mục tiêu cần đạt tới; đấu tranh thường xuyên, liên tục.
Động
viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân viết tin, bài trao đổi các ý kiến, quan
điểm khác biệt trên mạng nội bộ (Website của Nhà trường). Đây là diễn đàn để
một mặt chúng ta tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, quân
đội, nhưng mặt khác, mọi cán bộ, học viên, nhân viên có thể tham gia trao đổi
hoặc phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Khuyến khích mọi cán bộ, nhân
viên xây dựng các trang blog cá nhân và tham gia trên các trang mạng xã hội như
facebook, twitter, Zalo, YouTube,
Instagram, VCNet tạo diễn đàn tranh luận,
trực tiếp đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch.
Lợi dụng công cụ
là Internet và mạng xã hội, các thế lực thù địch ra sức chống phá Đảng, Nhà
nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó chúng coi tư
tưởng, văn hóa là mũi tấn công chủ yếu, quan trọng. Vì vậy, mỗi cán bộ,
giảng viên, nhân viên, chiến sĩ trong Nhà trường cần nhận thức rõ âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh
chính trị, trình độ, năng lực toàn diện; đấu tranh làm thất bại chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, góp
phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường vững mạnh, Nhà
trường vững mạnh toàn diện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét