Cần khẳng định rằng, các thế lực thù
địch đang tìm mọi cách để lợi dụng tôn giáo, coi đây là một lực lượng chính trị
có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện “diễn biến hoà bình”.
Chúng luôn phát tán lên các trang mạng xã hội, hòng lôi kéo, kích động dư luận
xã hội bằng các thông tin sai lệch, xuyên tạc quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Vừa qua, trên trang “Quyenduocbiet” Nguyên Anh có bài viết: “Tự do tôn giáo là quyền căn bản – không phải xin – cho”,
cho rằng Việt Nam đang đàn áp tự do tôn giáo, điển hình là việc xúc phạm và cấm
tu hành theo phương pháp du tăng đối với nhà sư bộ hành Thích Minh Tuệ. Thực
tế, Nguyên Anh đang xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo là một nội dung căn bản và quan trọng trong bảo đảm quyền con người và
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam
quan tâm, vì vậy, “tình hình tôn giáo ổn định; đa số chức sắc, chức việc và đồng
bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng
hành cùng dân tộc”. Bất chấp thực tế đó, các lực lượng thù địch, phản động vẫn
ra sức rêu rao, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, kêu gọi các quốc gia,
tổ chức nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Trong bài viết
“Các khuyến nghị của BPSOS với chính phủ Hoa Kỳ để phát huy và bảo vệ tự do tôn
giáo ở Việt Nam” đăng trên mạng xã hội, với cái nhìn định kiến, nhóm Mạch sống
Media đã cố tình xuyên tạc tình hình tôn giáo ở nước ta và vu khống Việt Nam
“đàn áp tôn giáo đang ở giai đoạn tệ nhất trong 10 năm trở lại đây”, kêu gọi
nước ngoài can thiệp và hỗ trợ “các nhóm và cộng đồng tôn giáo độc lập”… Đây là
những luận điệu sai trái, vu khống Việt Nam, nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà
nước và chế độ ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế bằng pháp luật.
Nhờ có chủ trương, chính sách, pháp
luật về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm
ngày càng tốt hơn, số lượng các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ
tự ngày càng tăng. Năm 2003, thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước
đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo với
khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến tháng 12/2023, Nhà nước đã
công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và
1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo, với gần 27 triệu tín đồ tôn giáo…. Nhìn
chung các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, và pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp
đạo”, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam là quốc
gia đa tôn giáo, với gần 27 triệu tín đồ, chiếm gần 27% dân số cả nước, đồng
bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có vai trò quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách tôn giáo và nhất quán “tôn trọng và bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt
tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”. Trên cơ sở, chủ trương, quan
điểm của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo, như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016,
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo… Trong các văn bản pháp luật này, đều khẳng định, Nhà nước tôn
trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Nhờ có chủ trương, chính sách, pháp
luật về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm
ngày càng tốt hơn, số lượng các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ
tự ngày càng tăng. Năm 2003, thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước
đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo với
khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến tháng 12/2023, Nhà nước đã
công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và
1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo, với gần 27 triệu tín đồ tôn giáo…. Nhìn
chung các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, và pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp
đạo”, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh việc tôn trọng, bảo đảm tự do
tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, Đảng, Nhà nước ta cũng xác định: “Kiên
quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn
giáo và khối đại doàn kết toàn dân tộc”. Nên, việc không cấp đăng ký sinh hoạt
tôn giáo tập trung, không cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho các cái gọi là
“đạo Dương Văn Mình”, “Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ”, “hội thánh Tin Lành tư
gia người Thượng”…, vì đây là các tổ chức đội lốt tôn giáo, không có giáo lý,
giáo luật, cơ cấu tổ chức, hoạt động trái pháp luật và Nhà nước xử lý các
trường hợp mang danh chức sắc, tín đồ tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước và chế
độ, gây rối trật tự an toàn xã hội, là việc làm cần thiết, không thể gọi là
“đàn áp tôn giáo” như sự xuyên tạc, vu khống của nhóm Mạch sống Media.
Thứ hai, tôn giáo ở nhiều quốc
gia trên thế giới cũng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều quốc
gia trên thế giới, tự do tôn giáo đều phải trong khuôn khổ pháp luật. Điều 18,
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên hợp quốc phê chuẩn
ngày 16/12/1966 ghi rõ “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể
bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh,
trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự
do cơ bản của người khác”. Ở Mỹ, hoạt động của các tổ chức tôn giáo được quản
lý theo pháp luật của các bang. Việc đăng ký thủ tục bắt buộc đối với các tổ
chức tôn giáo trong toàn liên bang, nộp lệ phí đăng ký cho chính quyền; các cơ
quan chính quyền của bang trực tiếp thi hành việc giám sát các hoạt động của
các tổ chức tôn giáo trên địa bàn hành chính của bang. Chỉ sau khi được chính
quyền xem xét, đồng ý cho phép thành lập thì các tổ chức tôn giáo mới được phép
hoạt động và có tư cách pháp nhân. Điều 26 của Luật về tách Giáo hội khỏi Nhà
nước của Cộng hòa Pháp quy định “việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn giáo
phải báo cáo và chịu sự kiểm soát của các cơ quan chính quyền có chức năng gìn
giữ trật tự công cộng. Ở những nơi chuyên vào việc thờ tự và thực hành nghi lễ
tôn giáo cấm việc hội họp có tính chất chính trị”. Cộng hòa Liên bang Đức quy
định, giáo sĩ cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như công dân khác trong
trường hợp vi phạm hiến pháp, pháp luật. Ở Nhật Bản, các cấp chính quyền quản
lý các tổ chức tôn giáo là Bộ Văn hóa, tỉnh, huyện. Các tổ chức tôn giáo đều
phải đăng ký ở Bộ Văn hóa và chỉ sau khi đã được đăng ký mới được hoạt động tại
nơi đặt văn phòng của tổ chức đó…
Thực tế trên cho thấy, các tôn giáo chỉ
tự do hoạt động khi tuân thủ nghiêm pháp luật, nếu vi phạm thì đều bị xử lý và
cấm hoạt động. Nên, việc cổ súy, kêu gọi nước ngoài can thiệp và hỗ trợ “các
nhóm và cộng đồng tôn giáo độc lập”, mà các nhóm này chưa được cấp phép hoạt
động, thậm chí có nhóm còn đội lốt tôn giáo để chống phá Nhà nước, chế độ, gây
mất an ninh, trật tự an toàn xã hội là việc làm sai trái của nhóm Mạch sống
Media hòng chống phá Việt Nam.
Từ thực tiễn sinh động của đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt
Nam được bảo đảm ngày càng tốt. Các tổ chức, tín đồ tôn giáo được tự do hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Nhóm Mạch
sống Media cho rằng, Việt Nam “đàn áp tôn giáo” và kêu gọi nước ngoài can
thiệp, hỗ trợ “các nhóm và cộng đồng tôn giáo độc lập” chỉ là những luận điệu
sai trái, thù địch cần đấu tranh, bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét