Những
thông tin xuyên tạc trên không gian mạng
Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Việt Nam gây nên những thiệt hại to lớn về người và của, đồng thời hoàn lưu bão gây sạt lở đất và lũ lụt diện rộng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc ứng phó nhằm giảm tối đa thiệt hại về người và của thì trên không gian mạng lại có những tiếng nói xuyên tạc, lạc lõng.
Họ vu
cáo với các luận điệu như: “Đừng trông chờ gì Đảng, Nhà nước Việt Nam hỗ trợ
người dân sau bão Yagi”; “Các nhóm lợi ích và sau lưng những kẻ bảo kê cho nhóm
lợi ích chỉ nghĩ đến tiền thôi, họ không màng đến sự sống của người dân”; “Phải
chi Nhà nước dùng ngân sách bảo vệ dân bằng một phần nhỏ ngân sách để bảo vệ
Đảng, có lẽ nhiều người dân đã được cứu”…
Trang
Việt Tân đưa các hình ảnh người dân bị thiệt hại sau bão lũ rồi kích động:
“Trong các báo cáo diễn tập, những thiên tài của Đảng luôn tuyên bố “hoàn thành
xuất sắc công tác phòng, chống lụt bão”, vậy mà…”; “Mưa bão tới đâu, lãnh đạo
cho diễn tới đó”; “Nhân dân lâm nguy, chính quyền vẫn ưu tiên bệnh thành tích”;
“Rất nhiều người kêu cứu trong tuyệt vọng, không rõ chính quyền, công an, cứu
hộ đi đâu”… Những thông tin xuyên tạc, thông tin mang tính quy kết “gắp lửa bỏ
tay người” của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động lưu vong, các phần
tử bất mãn nói trên đi ngược với cộng đồng, gây nên sự hoài nghi, hoang mang
trong dư luận.
Thực
tiễn công tác phòng, chống thiên tai bão lũ - minh chứng phản bác mọi luận điệu
xuyên tạc
Thiên
tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó
lường, hậu quả thiên tai gây ra là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể
nắm bắt tình hình, dự báo sớm để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất hậu quả
xảy ra và nỗ lực khắc phục thiệt hại. Trong thực tế, chúng ta đã rất chủ động
đối phó với cơn bão ngay từ sớm.
Thủ
tướng đã ban hành các công điện chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương triển
khai nhiều biện pháp cấp bách chủ động ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc
phục hậu quả, đồng thời phân công các thành viên Chính phủ, các cơ quan chức
năng kiểm tra việc ứng phó, lập ban chỉ đạo tiền phương để kịp thời chỉ đạo xử
lý các tình huống đặt ra trước, trong và sau khi bão đổ bộ. Toàn dân tộc đã
phát huy tinh thần đại đoàn kết, đồng lòng, chung tay giúp đỡ đồng bào vượt qua
khó khăn.
Để
phòng, chống bão số 3, Bộ Công an đã huy động hơn 100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ
của Công an 35 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, giúp đỡ nhân dân chằng chống nhà
cửa, tuyên truyền, vận động nhân dân đến nơi tránh trú bão an toàn, sơ tán gần
53.000 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi
an toàn. Phối hợp Bộ đội Biên phòng kiểm đếm, hướng dẫn hơn 51.000 tàu cá, gần
220.000 người về nơi tránh trú an toàn; bố trí các trang thiết bị, phương tiện
phục vụ công tác phòng chống bão.
Theo
báo cáo của Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam,
Quân đội đã huy động hơn 450 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và hơn 10.000 phương
tiện ứng phó siêu bão số 3. Trước khi bão đổ bộ, các đơn vị Quân đội đã nhanh
chóng có mặt tại những nơi nguy hiểm, xung yếu hỗ trợ chính quyền địa phương và
nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ. Trong những ngày xảy ra mưa lũ trên
diện rộng, Công an các địa phương phía Bắc tập trung hỗ trợ sơ tán người dân di
dời khỏi vùng nguy hiểm, tham gia gia cố đê kè ngăn lũ, trực tiếp tuần tra, đưa
người bị mắc kẹt trong lũ đến nơi an toàn, đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Hậu
bão số 3 đã gây ra lũ quét, lũ lụt diện rộng cho nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc
với nhiều thiệt hại về người và của. Để ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt
lở đất, lũ ống, lũ quét, giúp đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc
sống, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, đảm bảo an ninh trật tự,
thực hiện hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an đã khẩn trương
huy động tối đa lực lượng, phương tiện ở nhiều đơn vị, địa phương.
Đã có
nhiều tấm gương anh dũng trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó có cán bộ đã hy
sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân, đó là Thượng úy Nguyễn Đình
Khiêm (sinh năm 1997), Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 1, Lữ đoàn
Công binh 513, Quân khu 3; Trung tá Trần Quốc Hoàng (sinh năm 1987), cán bộ
Trại giam Quảng Ninh.
Đặc
biệt, sau khi xảy ra tai nạn sập cầu Phong Châu và trận lũ quét kinh hoàng làm
hơn 100 người bị vùi lấp ở bản Làng Nủ, Lào Cai, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ
Công an địa phương và CSCĐ thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ cùng một số đơn vị Quân đội đã
đến hiện trường tiến hành cứu nạn, cứu hộ với quyết tâm, nỗ lực cao nhất.
Trong bão tố, người Việt không
chỉ cùng nhau vượt qua những thử thách mà còn thể hiện rõ nét tinh thần tương
thân tương ái. Những căn nhà trống mở cửa đón người trú bão, những dòng xe tải
chậm rãi che chắn cho xe máy hay những người lặng lẽ chia sẻ đồ ăn, thức uống -
tất cả đã tạo nên một bức tranh đẹp về lòng nhân ái giữa thiên tai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét