Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

NVI42 - KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH

 

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay được xem là vấn đề “nóng”, và được dư luận quan tam thường xuyên. Công tác phòng chống tham nhũng được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động với dã tâm đen tối lại sẵn sàng phủ nhận, xuyên tạc quyết tâm cũng như những kết quả đạt được trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Âm mưu của chúng là nhằm kích động các tầng lớp nhân dân gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xuyên tạc, gây mất đoàn kêt, chia rẽ nội bộ, nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam.  Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung và quan điểm sai trái, thù địch về đấu tranh phòng cống tham nhũng, tiêu cực nói riêng là một nội dung quan trọng, mang tính cấp thiết trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn hiện nay.

  Những kẻ phản động, thù địch luôn tìm ra mọi lý lẽ để bẻ lái các thông tin theo ý muốn của chúng. Hiện nay trên một số trang blog của các thế lực thù địch phát tán các bài viết với nội dung xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực của đảng ta như: “Dù có đốt mãi cũng không bao giờ hết củi”, đồng thời “tán thành cơ chế đa Đảng sẽ giúp trừ tha nhũng”. Đây là luận điệu thường xuyên mà các thế lực thù địch, phản động. Chúng cho rằng, ở Việt Nam khi chỉ duy nhất có Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, quá trình lãnh đạo không có các lực lượng chính trị đối trọng để giám sát, phản biện, kiểm soát thì sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền. Chúng cho rằng đây là nguyên nhân sâu xa làm cho tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày càng phổ biến, phức tạp, nghiêm trọng muốn chống tham nhũng thành công phải thực hiện đa nguyên đa đảng.

Tham nhũng xuất hiện và tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, dù là nước phát triển hay đang phát triển, theo chế độ tư bản chủ nghĩa hay XHCN, không phân biệt do một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo. Liên hợp quốc đã ban hành Công ước quốc tế về chống tham nhũng, trong đó, nhiều quốc gia là thành viên tham gia đã tuân thủ và tìm ra các cách thức để phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn. Mặt khác, nghiên cứu kinh nghiệm PCTN trên thế giới cho thấy, nhiều quốc gia có một đảng cầm quyền cũng quyết liệt PCTN và đạt được nhiều thành công; ngược lại, không ít quốc gia có nhiều đảng nhưng không có nghĩa là không có tham nhũng và PCTN thành công. Như vậy, luận điệu cho rằng, tham nhũng là sản phẩm của thể chế chính trị ở Việt Nam rõ ràng là sự quy chụp, thiếu căn cứ và vô cùng nguy hiểm, về bản chất là muốn gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lợi dụng chiêu bài này với mưu đồ chia rẽ nội bộ, làm cho Đảng ta “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ từ đó xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Tóm lại, các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu nêu trên là thiếu căn cứ, mang tính chủ quan, suy diễn, nhìn nhận một cách phiến diện về tình hình tham nhũng và kết quả công tác PCTNTC ở Việt Nam. Từ đó, gây tâm lý hoài nghi trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, tạo cơ hội để các thế lực thù địch xúi giục, kích động đòi thay đổi Cương lĩnh chính trị, thể chế chính trị ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên đa đảng. Do đó, về bản chất, các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc cuộc đấu tranh PCTN ở Việt Nam là một bộ phận trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm tấn công vào nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Hiện nay, ở nước ta, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng phát động, lãnh đạo thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã “đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao ý chí, niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, ngày càng phát triển, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.

Ngày 14-8-2024, trong phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã khẳng định: phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế - xã hội”. Như vậy chúng ta thấy  rằng Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng góp phần giữ gìn giang sơn gấm vóc và thành quả cách mạng. Để đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, Nhân dân luôn vững tâm tin theo Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy chúng ta phải luôn kiên trì và đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm cho Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân./.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...