Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó lần đầu tiên có 06 cán bộ bị xử lý
kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các
cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức đảng, 24.162 đảng; trong đó, thi hành kỷ
luật 459 đảng viên do tham nhũng, 8.863 đảng viên do suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Điểm nổi bật trong công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực năm qua là đã đề cao, khuyến khích cán bộ nghiêm
khắc nhận trách nhiệm chính trị, tự nguyện từ chức, nghỉ công tác khi có sai
phạm, khuyết điểm hoặc để cán bộ cấp dưới, tổ chức đảng vi phạm nghiêm trọng kỷ
luật đảng phải xử lý kỷ luật; kịp thời thay thế, bố trí công tác khác đối với
cán bộ bị kỷ luật, uy tín thấp.
Công tác thu hồi tài sản tham nhũng,
tiêu cực; giám định, định giá tài sản; phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý
nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực là những khâu yếu trước đây nay đã
được tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo nhiều chuyển biến tích
cực.
Hoạt động của Ban Chỉ đạo
PCTNTC cấp tỉnh ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả, tạo chuyển biến mới, rõ rệt
trong công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở, khắc phục tình trạng "trên
nóng, dưới lạnh". Nhiều địa phương đã phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm
nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước; khởi tố cả cán bộ
diện Trung ương và tỉnh ủy, thành ủy quản lý, trong đó có cả nguyên Bí thư Tỉnh
ủy, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở,
ngành, cán bộ chủ chốt cấp huyện; tiếp tục quan tâm đẩy mạnh, tăng cường công
tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham
nhũng, tiêu cực trong chính các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực.
Công tác thông tin, tuyên truyền đã
có nhiều cách làm mới, sáng tạo, nhất là các cơ quan báo chí đã thông tin,
tuyên truyền sâu sắc, đậm nét đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân về kết quả công
tác PCTNTC trong thời gian qua; kịp thời đấu tranh, phản bác các luận điệu sai
trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch; qua đó, khẳng định và lan tỏa quyết
tâm của Đảng, Nhà nước; tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao của cán bộ, đảng viên,
Nhân dân và bạn bè quốc tế trong công tác PCTNTC.
Nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
thời gian tới cần:
Thứ
nhất, cần có sự thống nhất cao
về nhận thức, trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu đối với công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng đắn
về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ,
đảng viên mới nâng cao được trách nhiệm, có thái độ và động cơ đúng đắn, có ý
chí quyết tâm cao, tích cực, tự giác thực hiện hiệu lực, hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, hiệu quả.
Tiếp tục xây
dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm tra,
giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cần tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố một cách hiệu quả, bảo
đảm tính khách quan, công khai, minh bạch. Phát hiện từ sớm, từ xa, xử lý
nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết, kiên trì thực
hiện thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực, góp phần khắc phục hạn chế và hậu
quả của tham nhũng, tiêu cực; đồng thời, thể hiện tính răn đe, sự nghiêm minh
của pháp luật. Xử lý kịp thời và thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện
sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tăng cường
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong thực hiện công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay.
Thứ ba, xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên
trách đủ phẩm chất, năng lực, đức, tài để thực hiện công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực chất lượng, hiệu quả.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng từng nhấn mạnh: “Không liêm, không
sạch thì không nói được ai, không kiểm tra, giám sát, không kỷ luật được người
khác. Phải chống tiêu cực ngay trong các cơ quan và cá nhân những người làm
công tác chống tiêu cực”. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực phải thực sự là người nêu gương về
“cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng,
hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc, trách nhiệm được giao.
Thứ tư, tổ chức và thực hiện tốt, hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực tế, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao hiện nay.
Tiếp tục hoàn
thiện và thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về công khai, minh
bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
tăng cường kiểm soát một cách thực chất, hiệu quả tài sản, thu nhập của người
có chức vụ, quyền hạn. Cùng với việc hoàn thiện cơ chế, thể chế, thì bảo đảm
công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình là điều kiện kiên quyết để
kiểm soát quyền lực có hiệu quả, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn,
không bị lạm dụng. Theo đó, cần có biện pháp phù hợp để công dân thực hiện đầy
đủ quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật, cơ quan và tổ chức có
sự phản hồi chính xác, kịp thời ý kiến của nhân dân; đồng thời, phát huy vai
trò giám sát việc thực thi quyền lực thông qua công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, giám sát của cơ quan dân cử và đại
biểu dân cử, của cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội, nhân dân và toàn xã hội đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thứ năm, thực hiện tốt hoạt động phối hợp của các chủ
thể, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong tổ chức thực hiện, cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm
toán của Nhà nước và điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp
luật để tăng cường
sức mạnh tổng hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây lãng phí
nguồn lực, không hiệu quả.
Tăng cường sự phối hợp giám
sát của Đảng với của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội chính là thực
hiện tư tưởng “nước lấy dân làm gốc”, nhằm tổ chức, động viên nhân dân phát
hiện, tham gia góp ý, phê bình hành vi, việc làm sai trái của cán bộ, đảng
viên, góp phần đưa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lan tỏa
cả về chiều rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Thứ sáu, thực hiện tốt, nền nếp, thường xuyên công tác sơ
kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực; rút ra bài học kinh nghiệm quý để tiếp tục vận dụng hiệu quả trong tình
hình mới. Qua tổng kết thực tiễn, các cơ quan chức năng có thể rút ra kinh
nghiệm quý, mô hình hay, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc cho việc xây
dựng, hình thành và bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng về công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét