Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Thấm nhuần lời dạy đó của Người, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và
đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng
trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại., là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.. Với vai trò và vị trí to lớn
ấy, việc đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái về giáo dục và
đào tạo, bảo vệ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về giáo dục, đào tạo đặc
biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian gần đây, lợi dụng một số vụ
việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục, các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc,
bôi nhọ hệ thống giáo dục của Việt Nam thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, xuyên tạc đường lối lãnh đạo
của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Một số yếu kém
trong Giáo dục và Đào tạo được họ khai thác triệt để, cho rằng đó là do lỗi của
sự lãnh đạo và quản lý, ở đây họ chỉ nhìn thấy lỗi, thấy khuyết điểm mà không hề
thấy những thành quả to lớn của giáo dục đã đạt được, những thành quả đó là nhờ
có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Mặt khác, họ còn xuyên tạc là
do thể chế chính trị tác động, giáo dục nặng về chính trị, tư tưởng cho nên
chương trình, nội dung nặng nề và họ đòi bỏ phần giáo dục lý luận chính trị. Thực
chất, bất cứ nền giáo dục nào cũng đều phải hướng đến mục tiêu đào tạo ra những
thế hệ nguồn nhân lực có lý tưởng, biết vì dân tộc, vì quốc gia mình trên cơ sở
nắm vững tri thức khoa học của nhân loại.
Thứ hai, thổi phồng một số hiện tượng
tiêu cực, yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân
vào giáo dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước. Hiện nay, cả hệ thống chính trị cũng như ngành Giáo dục và Đào tạo
đang đổi mới tự làm lành mạnh, trong sạch bên trong; quá trình này tất yếu phải
loại bỏ những yếu tố tiêu cực, cản trở sự phát triển, đương nhiên những cái đó
cần được lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc lên án này không được quy chụp cho cả
hệ thống chính trị và ngành giáo dục, không được xuyên tạc từ một vài hiện tượng
để đi đến kết luận bản chất. Hiện tượng tiêu cực trong giáo dục có ở mọi quốc
gia, mọi nền giáo dục, ngay ở các nước phương Tây và Mỹ cũng không tránh được
những hiện tượng này. Việc vi phạm pháp luật trong tuyển sinh ở một số địa
phương vừa qua tại các tỉnh phía Bắc đã có pháp luật giải quyết, không được
nhân đó bôi nhọ thanh danh của một số đồng chí lãnh đạo, vơ thêm các địa phương
khác đang rất nghiêm túc, rất minh bạch trong công tác này.
Thứ ba, sùng ngoại, bài nội trong vấn
đề giáo dục, một số người chưa biết giáo dục các nước như thế nào, nhưng lại nức
tiếng khen họ và chê bai nền giáo dục nước nhà. Một số khác cố gắng dành dụm để
cho con mình ra nước ngoài học bằng được để mong con mình hơn con người; cứ tưởng
học được như vậy là tài và nói xấu, chê bai giáo dục nước nhà, cho là lạc hậu,
yếu kém; học xong không trở về quê hương để phục vụ, đóng góp sáng kiến cho dân
tộc phát triển. Giáo dục nước ngoài mặt này, mặt khác tiến bộ khi chúng ta nhìn
vào, nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả trong điều kiện cụ thể của nước ta,
cho nên chúng ta chỉ có thể tham khảo, tiếp thu những điểm, những cách làm xét
thấy phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta không đóng cửa mà sẳn
sàng giao lưu với các nền giáo dục khác, nhưng cũng không thái quá trong vấn đề
mở cửa giáo dục.
Thứ tư, ra sức quảng bá, tô vẽ, khuếch
trương nền giáo dục phương Tây và Mỹ coi đó là điểm đến lý tưởng, con đường duy
nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có điều kiện làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ
của đất nước”. Nguy hiểm hơn, họ còn đòi loại bỏ các môn lý luận Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi
chương trình đào tạo; giảng viên, sinh viên phải được tự do về tư tưởng, không
bị chi phối hoặc phụ thuộc vào bất cứ hệ tư tưởng nào.
Trong những
ngày cả nước hân hoan kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, nam sinh từng dự thi chương trình "Đường lên đỉnh Olympia"
có phát ngôn gây bức xúc trên mạng xã hội.
Hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống chiến
lược "diễn biến hòa bình" trong trường học:
Không cần hô
hào khẩu hiệu chống phá một cách rõ ràng, các phần tử chống lại chế độ và đi
ngược lại lợi ích dân tộc lợi dụng internet và mạng xã hội để phát tán những thông
tin lịch sử sai trái, xuyên tạc, không có căn cứ. Từ đó tạo sự hoài nghi trong học sinh, sinh viên về kiến
thức lịch sử chính thống được dạy trong nhà trường, về công lao của Đảng, của
các anh hùng dân tộc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Tầng
lớp học sinh, sinh viên vốn luôn có tinh thần trẻ, nôn nóng khẳng định bản
thân, định vị mình trên mạng xã hội, và đặc biệt hay bị cuốn theo các trào lưu
nhanh, mạnh, rộng... nhưng không hoàn toàn đúng đắn. Cũng như sức khỏe thể
chất, khi sức đề kháng của tinh thần, bản lĩnh chính trị không đủ mạnh, những
người trẻ sẽ rất dễ bị các tư tưởng cực đoan xâm chiếm. Đây có thể là mầm mống
cho những hành vi lệch lạc, gây hại đến an ninh quốc gia. Rất may là trong vụ
việc lần này, nam sinh Đường lên đỉnh Olympia đã nhận thức được sai lầm của bản
thân, gỡ bài viết và lên tiếng xin lỗi. Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái cũng đã
phối hợp với nhà trường đến nhà nam sinh để nắm bắt tình hình, giáo dục về tâm
lý và tư tưởng chính trị với cá nhân em Q.V. Sự việc là bài học sâu sắc với nam
sinh quê Yên Bái. Đồng thời tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác
phòng, chống âm mưu diễn biến hòa bình trên không gian mạng tác động đến giới
trẻ hiện nay. Trước sự xảo trá, ngụy biện một cách tinh vi của các thế lực thù
địch, ngay cả khi có tư duy logic tốt, những người trẻ còn thiếu về kiến thức,
trải nghiệm sống, yếu về bản lĩnh chính trị, sẽ rất dễ hình thành suy nghĩ lệch
lạc và hành vi sai trái.
Tăng cường "sức đề kháng" của học sinh
trước những thông tin xấu độc:
Có nhiều việc
phải làm để nâng cao sức đề kháng của học sinh trước những thông tin xấu độc
trên internet. Trong đó, cần tăng cường rèn luyện tư duy phản biện cho thanh,
thiếu niên. Để khi thấy các thông tin "lạ", khác thường với những gì
được học trên trường và các phương tiện thông tin đại chúng, họ sẽ biết cách
đặt câu hỏi tại sao lại có sự khác biệt ấy, động cơ đằng sau những thông tin
này là gì? Bên cạnh đó, trau dồi năng lực số nhằm giúp học sinh biết cách xác
minh thông tin, sử dụng mạng xã hội, internet một cách có đạo đức. Những chuyến
tham quan đến các khu di tích lịch sử cũng rất quan trọng, để học sinh cảm nhận
không khí lịch sử qua các hiện vật trực quan, sinh động. "Một hình ảnh
thay vạn lời nói". Bài học lịch sử mà được truyền tải ngay tại nơi diễn
ra, sẽ luôn có sức lay động mạnh mẽ và thuyết phục đối với người học. Đặc biệt,
các chuyên đề lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu hơn những sự kiện, bài học ở nhiều
góc độ. Qua đó, mỗi quan điểm về lịch sử được phân tích kỹ lưỡng để làm rõ và
định hướng nhận thức cho học sinh, phù hợp với lợi ích quốc gia, nâng cao tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và biết ơn công lao của bao thế hệ cha ông
đã góp sức, góp công và mạng sống cho nền độc lập, tự do của đất nước hôm nay. Việc
nắm bắt tư tưởng chính trị trong học sinh cũng cần được các nhà trường thực
hiện thường xuyên để kịp thời nắn chỉnh khi cần thiết. Thông qua chia sẻ của
học sinh về các vấn đề thời sự, các sự kiện lịch sử hay bài đăng trên mạng xã
hội, các thầy cô giáo có thể nhận ra vấn đề trong nhận thức của học sinh đó có
đúng đắn, phù hợp hay không.
Giáo dục học sinh bằng sự bao dung và tình yêu
thương cần được đặt lên hàng đầu:
Những âm mưu
của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, khó nhận biết. Thật khó đảm bảo
rằng, tất cả học sinh sẽ "miễn nhiễm" với thông tin xấu độc từ mạng
xã hội. Trong trường hợp đó, công tác tuyên truyền, giáo dục tích cực với cá
nhân là điều quan trọng để đưa học sinh trở lại với tư tưởng đúng đắn, phù hợp.
"Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Ai
cũng xứng đáng nhận được sự bao dung và được tạo điều kiện để sửa chữa sai lầm.
Mọi chỉ trích, công kích không giúp cho người ta nhận ra sai lầm một cách thấu
đáo, mà đôi khi còn tác động ngược, gây ra sự tức giận và lòng thù hận với đất
nước. Phải nhận định nam sinh Yên Bái không hoàn toàn thấu hiểu lịch sử và
đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Như vậy, một phần sự
thiếu sót ở nhà trường, gia đình và xã hội. Công tác tuyên truyền chưa thấu
triệt và bản thân môi trường an toàn, lành mạnh cho học sinh, sinh viên chưa
được bảo toàn. Sự tấn công trở lại từ mạng xã hội đối với nam sinh càng là hành
vi không nên. Các thông tin lịch sử được truyền đạt với phương thức phù hợp,
với lòng nhiệt huyết và tình cảm chân thành, những cảm xúc tích cực sẽ tự nảy
nở trong mỗi cá nhân. Và khi con người ta được sống trong tình yêu thương, hạnh
phúc gia đình và cộng động, sẽ chẳng có lý do gì để họ mơ mộng về "miền
đất hứa" xa xôi.
Từ những luận điệu xuyên tạc trên, để đấu
tranh ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo hiện nay, thiết nghĩ
chúng ta cần phải tập trung các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, Quán triệt sâu sắc và cụ thể
hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết
định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục. Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các
trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên. Bảo đảm các trường học có chi
bộ, đảng bộ. Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục - đào tạo phải thực sự đi đầu đổi
mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc
tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo
nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh,
phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng
nhà trường.
Cần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo
và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học. Trong
quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân
tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh
những nhận thức, việc làm lệch lạc.
Hai là, phát triển giáo dục và đào tạo
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi
với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu
phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ,
phù hợp quy luật khách quan; chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu
theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả.
Bà là, chủ động phát huy mặt tích cực,
hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục
công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo
dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên
giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ
hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để
phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Thứ
tư, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;
đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập
của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc,
yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học,
thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp
lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng;
chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống
giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét