Thời gian qua, việc đảm bảo quyền con người
nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng ở nước ta
đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, được cộng đồng quốc tế công
nhận. Tuy nhiên, bất chấp những thành quả ấy, các thế lực thù địch, phản động lại cố
tình xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí.
Các thế lực thù địch ra sức phê phán,
xuyên tạc Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, là kẻ thù
của tự do báo chí trên mạng. Các thế lực thù địch cho rằng: Nhà nước Việt Nam hạn
chế nghiêm trọng tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet, bao gồm bắt và
truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, đóng các trang
mạng, ra các luật về hành vi phi bảng mang tính chất hình sự; “chính
quyền, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xiết chặt vòng
kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại
và tự do tôn giáo”, hay “Chính phủ Việt Nam đã sử dụng lực lượng 47
với khoảng 10.000 chiến binh mạng nhằm chống lại cái mà Chính phủ Việt Nam gọi
là lực lượng phản động trên mạng, tức những thông tin chỉ trích Chính phủ”,…
nhiều hãng thông tấn, báo chí phương Tây đã tán phát “Bản lên tiếng về
quyền được nói và nghe sự thật”. Văn bản này do những tổ chức xã hội mạng
phi pháp và một số cá nhân tự xem mình là người “bất đồng chính kiến” ký. Điều
đáng chú ý là có nhiều trang mạng và các cá nhân ở nước ngoài đã hùa theo “Bản
lên tiếng...” mà về bản chất là sự xuyên tạc, phủ nhận quyền tự do ngôn luận,
báo chí, internet ở Việt Nam.
Các thế lực thù địch liên tục có hoạt động
xuyên tạc về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam
Các đối tượng còn ngộ nhận quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí là quyền tuyệt đối nhằm kích động, tẩy chay và trả đũa
nhau khốc liệt, kế cả bôi nhọ, chống đối chế độ xã hội, đặc biệt thông qua
livestream “bẩn” trên mạng xã hội. Thúc đẩy thành lập một số tổ chức nhân danh
văn chương, báo chí đề chống đối chể độ xã hội, đấy thành lập một số tổ xuyên tạc
Nhà nước bắt, bỏ tù nhà báo độc lập. Với các tổ chức như “Văn đoàn độc lập”, “Hội
nhà báo độc lập”, “Nhà báo độc lập”. “Phóng viên không biên giới” để đấu tranh
cho cái gọi là tự do ngôn luận. Đưa ra bảng xếp hạng sai lệch về tự do báo chí ở
Việt Nam; gây sức ép đòi thả tự do cho các đổi tượng bị cơ quan chức năng bắt
giữ do vi phạm pháp luật Việt Nam mà họ gọi là bắt, bỏ tù “nhà báo báo độc lập”,
“Blogger”…
Thực tế cho thấy, các thế lực phản động,
thù địch đã cố tình lờ đi thực tiễn chính trị - pháp lý trong quá trình thực
thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở các quốc gia trên thế giới. Chúng nhấn
mạnh, cường điệu quyền tự do một chiều mà lờ đi nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức
cũng như các hậu quả xấu mà các hành vi đó gây ra cho xã hội. Chúng cố tình
không đề cập quy định pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, về hướng
dẫn thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách phù hợp. Đối
với Đảng và Nhà nước Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, báo chí không chỉ là quyền
cần phải bảo đảm mà còn là một động lực cho sự phát triển của xã hội. Sự phát
triển toàn diện kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua cho thấy những cáo buộc
Việt Nam không tôn trọng nhân quyền, thiếu tự do báo chí là vô căn cứ.
Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí
Tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người,
trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất
quán của Đảng, Nhà nước ta.
Trong
đó, báo chí là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân, để nhân dân trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình, thông
qua đó báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội, đề xuất những ý kiến tâm
huyết đối với Đảng, Nhà nước, định hướng dư luận trong quá trình xây dựng đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh té, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự và an
toàn xã hội.
Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đặc
biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do thông tin. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm
2013 và được thể chế hóa trong các bộ luật liên quan như Luật Báo chí năm
2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018 và nhiều văn
bản pháp luật khác. Cụ thể: Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hay
khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng định: “Mọi
công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp
cận thông tin”. Bên cạnh đó, Luật Báo chí năm 2016 và Luật Tiếp cận
thông tin năm 2016 cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều
kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên
báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc
thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ,
kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét