Xuyên tạc lịch sử là một thủ đoạn của chiến tranh tâm lý
được sử dụng từ thời lịch sử cổ đại. Lịch sử gắn liền với truyền thống, niềm
tin và lòng tự hào dân tộc. Những biểu tượng trong lịch sử tạo nên sức mạnh lớn
lao của mỗi dân tộc. Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn tự hào về những tấm gương vĩ
đại như Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, Trần Hưng Đạo
trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống
quân Minh... Và lịch sử không thể nào quên những tấm gương lẫm liệt của hàng
triệu người trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
trong thời đại Hồ Chí Minh. Xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử chính là một thủ đoạn
phá hoại về tư tưởng, đổi trắng thay đen, làm mất lòng tin của các thế hệ đối
với truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội như “Tivi
tuần san”, “Tiếng dân”, “KTV”,… thông qua các hình thức đăng tải video clip, tổ
chức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử để xuyên tạc các sự kiện lịch
sử dân tộc, qua đó, trực tiếp chống phá, “bắn đại bác vào quá khứ” với chiêu
bài “mưa dầm thấm đất”, tung ra những luận điệu trắng trợn, mục đích nhằm
“nhuộm đen” truyền thống của dân tộc. Chúng lật lại những thông tin, sự kiện cũ,
nhưng suy diễn, xuyên tạc bằng “cái nhìn mới” để kích thích người nghe, người
xem; trong đó, tập trung nhiều nhất vào một số sự kiện: về cuộc Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, về cải cách ruộng đất, Hiệp định Geneve (1954) và cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, phủ nhận thành quả trong công cuộc đổi
mới của Đảng.
Trước hết, những kẻ cơ hội chính trị lấp liếm đánh tráo
cho rằng “thành quả cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự ăn may
của Cộng sản Việt Minh”. Họ lập luận, Việt Minh đã nhanh tay cướp lấy thành quả
của đồng minh chống phát xít, khi quân đồng minh chưa kịp vào Đông Dương để
giải giáp quân Nhật. Song nhìn tổng thể cục diện bấy giờ cho thấy, dù yếu tố
quốc tế, yếu tố khách quan có quan trọng đến đâu thì cũng không được phép cường
điệu nó. Bằng chứng cho thấy, thời cơ lịch sử thuận lợi được mở ra và Nhân dân
Việt Nam đã đem sức ta giải phóng cho ta, giành được chính quyền, tuyên bố độc
lập. Vì vậy phải khẳng định yếu tố chủ quan là quan trọng nhất. Hơn nữa phân
tích sâu hơn, lúc đó không chỉ có lực lượng yêu nước cách mạng tập hợp dưới
ngọn cờ đại nghĩa của Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo,
còn có giáo phái Cao Đài, Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội, Việt Nam quốc dân
Đảng và nhiều lực lượng khác nhưng họ đã không thể tập hợp được lực lượng,
không giành được chính quyền. Như vậy, yếu tố chủ quan quan trọng nhất ở đây
chính là sự quy tụ đại nghĩa dân tộc dưới ngọn cờ duy nhất đó là ngọn cờ của
Mặt trận Việt Minh, đó chính là đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương. Việc họ xuyên tạc lịch sử Cách mạng
Tháng Tám là muốn phủ nhận ý nghĩa, tính chất chính đáng của việc Việt Nam
tuyên bố độc lập và giành chính quyền để hướng tới âm mưu lật đổ chế độ, thực
chất đây là mưu đồ chính trị của những người bất mãn với chế độ chính trị của
Việt Nam.
Ý
nghĩa lịch sử về sự kiện mùa thu năm 1945, cả dân tộc Việt Nam triệu người
như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công,
mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Từ đây, đất nước Việt Nam bước
vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mãi mãi là mốc
son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh
thần Cách mạng tháng Tám sống mãi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của nhân dân Việt Nam, cũng như trong bước đường phát triển của nhiều dân tộc
tiến bộ trên thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội.
Để chủ động đấu tranh các luận điệu xuyên tạc cần
phải
Tiếp
tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền,
giáo dục lịch sử Đảng. Trọng tâm là thực hiện đổi mới tư duy, nâng cao
nhận thức trong toàn Đảng và toàn xã hội, trước hết là của người đứng đầu các
cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -
xã hội các cấp về vị trí, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn,
tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng đối với công tác xây dựng Đảng trong tình
hình mới.
Hai
là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng. Chú trọng công
tác đào tạo, bồi dưỡng tập, huấn, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử
theo hướng ổn định lâu dài, bố trí đủ cán bộ chuyên trách lịch sử Đảng có
chuyên môn, kinh nghiệm; bố trí kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện
làm việc phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở các địa phương.
Thông qua kết quả các công trình nghiên cứu Lịch sử Đảng, nâng cao tính
chủ động kịp thời, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phản bác hiệu quả các quan
điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ba
là, các cấp ủy tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch
sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương với những hình thức phong
phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng, qua đó bồi đắp tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin, cổ vũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp
Nhân dân tích cực tham gia tốt các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Bốn
là, xây dựng chương trình giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng gắn liền với
giáo dục chính trị, tư tưởng cho thế hệ trẻ. Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục
lịch sử Đảng bộ thành phố và lịch sử địa phương vào trong các cấp học và các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên để phát
huy tác dụng của các công trình lịch sử Đảng.
Năm
là, các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục mở nhiều chuyên trang, chuyên
mục, diễn đàn: “Tìm hiểu lịch sử cách mạng”, “phổ biến kiến thức lịch sử Đảng”,
“câu chuyện lịch sử cách mạng”, “tìm hiểu nhân vật lịch sử Đảng” với nhiều hình
thức chuyển tải đa dạng, phong phú, tích hợp công nghệ để thu hút sự quan tâm
của các tầng lớp Nhân dân, nhất là giới trẻ tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử Đảng.
Sáu
là, ngành văn hóa, văn học - nghệ thuật cần đi sâu khai thác đề tài lịch sử
cách mạng, đặc biệt là những trang sử hào hùng của dân tộc, những tấm gương của
các chiến sĩ cộng sản - những người con ưu tú của dân tộc đã cống hiến, hy sinh
vì tự do, độc lập của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân, nhằm giúp cho thế hệ trẻ
nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm đối với đất nước, hình thành suy nghĩ,
hành động vì cộng đồng, kịp thời đấu tranh phản bác hiệu quả với những thông
tin xuyên tạc lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng của dân tộc.
Nhìn
lại chặng đường hơn 90
năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá khứ
không chỉ là lịch sử mà còn là hành trang, sức mạnh tinh thần, là dòng máu Lạc
Hồng tạo nên nhân cách của mỗi người dân đất Việt. Nếu quên tổ tiên, quên công
lao của thế hệ đi trước, quên những hy sinh cao cả vì độc lập, tự do của dân
tộc thì không thể là người Việt Nam chân chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét