Quan
điểm “phi chính trị hóa” quân đội là sai trái, hết sức phản động vì nó hướng đến
mục đích: tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội “bị lầm
đường, lạc lối”, mất phương hướng chính trị, xa rời lý tưởng, mục tiêu chiến đấu,
không còn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung
thành, công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là phương
cách để chúng dễ bề thực hiện âm mưu, thủ đoạn chuyển hóa chế độ chính trị ở nước
ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Về
bản chất, chúng tìm mọi cách để phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội”, bằng việc đẩy mạnh thực hiện mưu đồ
“phi chính trị hoá”, “trung lập hoá” và “dân sự hóa” quân đội, làm cho quân đội
phai nhạt bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc.
Có
thể khẳng định, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là một chiêu bài, một âm
mưu hết sức nguy hiểm, thâm độc trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch. Xét về nội dung tuy không mới, nhưng về thủ đoạn, cách thức
tiến hành thì có sự thay đổi, điều chỉnh so với trước. Chúng triệt để lợi dụng
việc nước ta hội nhập, mở cửa để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi
chính trị hóa” quân đội bằng mọi hình thức hết sức tinh vi. Bởi vậy, hơn lúc
nào hết, chúng ta phải đề cao cảnh giác, tích cực và chủ động đấu tranh làm thất
bại mọi âm mưu và hành động chống phá của chúng; tập trung xây dựng Quân đội vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh
chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Luận
điệu và thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” quân đội là sai lầm về nhận
thức lý luận, không phản ánh đúng thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội
trong lịch sử gần 80 năm chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân
Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của chúng hòng tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội; gieo rắc sự hoài nghi, bi quan về vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, chiến
sĩ và nhân dân; kích động chống phá, gây rối loạn trận địa tư tưởng, lý luận,
văn hóa của Đảng trong quân đội; làm cho quân đội xa rời sự lãnh đạo của Đảng.
Do
vậy, bản thân mỗi người lính, chiến sĩ bộ đội cụ Hồ và người dân Việt Nam cần
không ngừng trau dồi ý thức hệ Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
tuyệt đối trung thành với con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn mới có
thể tạo ra “sức đề kháng” từ bên trong để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ của chúng
ta.
Xây
dựng Quân đội vững mạnh về chính trị là tiền đề nâng cao chất lượng tổng hợp, sức
mạnh chiến đấu của QĐND mà trước hết và thường xuyên là sức đề kháng, năng lực
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của
các thế lực thù địch. Chính vì vậy, việc rèn luyện bản lĩnh chính trị vững
vàng, năng lực tư duy sáng tạo, nhạy bén, chủ động xử lý những tình huống phức
tạp diễn ra trong hoạt động thực tiễn theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước là một yêu cầu cơ bản và là kết quả phải đạt
được của mục tiêu xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Sức mạnh chính trị,
tinh thần của Quân đội không phải là sức mạnh trìu tượng, mà là sức mạnh vật chất,
nó được biểu hiện cụ thể bằng khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc trong mọi tình huống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét