Đặc
biệt, khi tình hình trên Biển Đông có những diễn biến phức tạp hay đến dịp kỷ
niệm các sự kiện lịch sử xảy ra trên biển, đảo thì ngay lập tức, trên các báo,
đài ở nước ngoài như BBC, RFA, RFI, các trang web, mạng xã hội của các tổ chức,
đối tượng phản động lại tăng cường phát tán tài liệu, hình ảnh, video xuyên tạc
về vấn đề này.
Những
luận điệu xuyên tạc
Cứ
đến ngày 14/3 hằng năm, một số đối tượng, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt
Nam lại tung những hình ảnh, video clip ghi lại phát biểu của chuyên gia này,
chuyên gia kia hoặc áp đặt ý kiến chủ quan, cho rằng trận chiến bảo vệ chủ
quyền ở Trường Sa ngày 14/3/1988, Việt Nam mất Gạc Ma là do có lệnh không được
nổ súng, bưng bít thông tin chuyện mất đảo…
Đây
là những luận điệu xuyên tạc, quy chụp, làm sai lệch bản chất, ý nghĩa của công
cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chúng ta thấy rằng, không chỉ
riêng sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 mà các sự kiện khác như: Cuộc chiến tranh
bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979), cuộc hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974)…, các
thế lực thù địch, phản động cũng luôn tìm cách xuyên tạc, bóp méo sự thật để
lấy cớ kích động chống phá Đảng, Nhà nước.
Gần
đây, các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục lợi dụng sự kiện Trung Quốc điều
tàu hải cảnh hoạt động bất hợp pháp tại bãi đá Tư Chính thuộc vùng thềm lục địa
của Việt Nam để tuyên truyền những luận điệu sai trái, thù địch, quy chụp Đảng,
Nhà nước “không lo bảo vệ biển đảo”, né tránh, lãng quên những vấn đề này; lấy
cớ việc tổ chức “tưởng niệm” để lôi kéo, kích động chống phá, tổ chức các hoạt
động tụ tập đông người, gây rối an ninh, trật tự tại các địa điểm công cộng
trên địa bàn TP Hà Nội và một số thành phố lớn khác…
Lợi
dụng vấn đề này, các đối tượng chống đối ở trong nước, các tổ chức phản động
lưu vong ở nước ngoài đã tiến hành lồng ghép, xuyên tạc, vu cáo chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước hòng làm sai lệch thông tin, tình hình
về biển Đông và chủ trương nhất quán của Việt Nam trong quan hệ với các nước
láng giềng trên biển; kêu gọi sự can thiệp của bên ngoài, đòi thả tự do cho
những kẻ chống phá chính quyền đã bị pháp luật trừng trị. Thay vì tổ chức các
hoạt động tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ hay một cơ sở thờ tự nào đó với
mục đích, ý nghĩa nhân văn, hướng lòng tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã
xuống vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thì số phản động, chống đối thường chọn
“tưởng niệm” tại khu vực công cộng, nơi tập trung đông người nhằm phô trương
thanh thế, gây rối trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước. Mục đích nhằm lợi dụng
danh nghĩa “tưởng niệm” để xuyên tạc, kích động, cổ súy các hành vi chống phá
chính quyền, chia rẽ quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước láng giềng
trên biển, tập dượt, tiến hành cuộc “cách mạng đường phố” nhằm tiến tới bạo
loạn, lật đổ chính quyền nhân dân.
Lịch
sử dựng nước, giữ nước đã chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt
Nam. Khi chủ quyền lãnh thổ quốc gia đứng trước những thách thức hoặc bị xâm
phạm, người dân đặc biệt quan tâm, thường xuyên dõi theo những thông tin liên
quan và có các ý kiến thể hiện quan điểm góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Lợi dụng tâm lý này, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động đã lồng ghép
và đưa ra những thông tin xuyên tạc, sai sự thật hòng bẻ lái dư luận, kích động
người dân thiếu hiểu biết nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà
nước, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và làm ảnh hưởng đến
uy tín của Việt Nam với quốc tế. Các đối tượng cũng tìm cách lồng ghép, quy
chụp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc lực lượng trực tiếp làm công tác bảo vệ
chủ quyền như Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cho rằng các lực lượng này
“phản ứng chậm” hoặc “né tránh, không dám đối đầu, để chủ quyền lãnh thổ quốc
gia và tính mạng của nhân dân bị đe dọa”.
Đây
là những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận những thành quả đạt được và quan điểm
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nằm trong âm
mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động. Bằng luận điệu
xuyên tạc, đả kích, các thế lực xấu muốn làm lòng dân bất an, dần mất niềm tin
vào Đảng, Nhà nước, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối
quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng, cần phải được nhận diện, lên án, đấu
tranh kịp thời.
Tỉnh
táo trong tiếp cận thông tin, không mắc mưu kẻ xấu
Thực
tế, ngay sau sự kiện ngày 14/3/1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng các cơ quan
chức năng của Việt Nam đã cực lực phản đối, tạo thành một phong trào mạnh mẽ
nhất, khơi dậy ý chí, sự đồng lòng, đoàn kết và tinh thần yêu nước của các tầng
lớp nhân dân. Từ tháng 2 đến tháng 6/1988, rất nhiều bài viết được đăng tải
trên các báo và phát sóng trên đài khẳng định rõ quan điểm Việt Nam yêu cầu
Trung Quốc phải chấm dứt ngay mọi hành động khiêu khích, xâm chiếm.
Trong
và sau sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, các địa phương, đoàn thể trong cả nước hướng
về Trường Sa mạnh mẽ. Đặc biệt, nhiều phóng viên báo chí theo các đoàn công tác
đã trực tiếp ra Trường Sa để gặp gỡ nhân chứng, cung cấp cho độc giả, khán,
thính giả trong nước và trên thế giới về hoạt động chiến đấu, hy sinh của các
chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa, truyền tải sự thật lịch về sự kiện này. Thực tế
đó cho thấy, không có việc chúng ta bưng bít thông tin, che giấu sự việc trên
đài, báo. Sự kiện Gạc Ma là một trang sử không thể nào quên trong công cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc, nơi ghi dấu sự anh dũng chiến đấu,
hy sinh cao cả của các chiến sĩ QĐND Việt Nam. Xung quanh sự kiện này, từ trước
tới nay, Việt Nam đã khẳng định quan điểm nhất quán và các hành động cụ thể để
giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng trên khu vực quần
đảo Trường Sa.
Nhìn
lại lịch sử, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới phía
Tây Nam và các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo, Đảng, Nhà nước ta luôn thể
hiện tinh thần quyết chí, đồng lòng, quyết tâm bảo vệ từng vùng đất, vùng biển,
vùng trời của Tổ quốc. Trên thực tế, trong những thời điểm mà chủ quyền quốc
gia trên Biển Đông bị đe dọa, Đảng, Nhà nước và toàn dân ta luôn thể hiện tinh
thần đoàn kết, đồng lòng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ
quyền quốc gia, trong đó chủ quyền biển, đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, về biện pháp tiến hành, cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, linh
hoạt, thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong các tình huống cụ thể với mục
tiêu cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân
tộc, giữ gìn hoà bình, ổn định để phát triển.
Quan
điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, về chủ quyền đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quốc gia theo quy định của Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là rất rõ ràng và có đầy
đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn. Với những vấn đề còn tồn tại bất đồng, tranh
chấp, Việt Nam nhất quán giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật
pháp và thông lệ quốc tế. Là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã tham
gia ký kết UNCLOS 1982, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật pháp và
nguyên tắc quan hệ quốc tế; kiên trì con đường giải quyết các vấn đề nảy sinh
bằng biện pháp hòa bình, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm tìm kiếm giải
pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan
vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và vì hòa bình, ổn định,
phát triển của khu vực, quốc tế.
Thời
gian qua, trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và các tổ
chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn chống phá Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta, các cơ quan chức năng, trong đó có báo chí, truyền thông đã tích cực
tuyên truyền để người dân tỉnh táo hơn trong tiếp cận, đánh giá thông tin, sự
việc, tránh mắc mưu kẻ xấu. Đảng, Nhà nước ta không bao giờ né tránh, lãng quên
cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, cuộc chiến bảo vệ biên
giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam và các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để
bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ, những người đã ngã
xuống trong các cuộc chiến đấu bảo vệ bình yên bờ cõi, chủ quyền quốc gia bằng
các hành động thiết thực.
Quan
tâm tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về lịch
sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, truyền thống chống giặc ngoại xâm của
dân tộc ta; quan tâm, chăm lo đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,
người có công; tuyên truyền khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của
Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, về đường lối đối
ngoại…
Hơn
lúc nào hết, mỗi người cần tỉnh táo trong tiếp nhận thông tin, nêu cao tinh
thần cảnh giác, nhận diện rõ các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động
chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các phần tử chống đối trong và
ngoài nước. Mỗi chúng ta cần phải biết cách thể hiện lòng yêu nước, sự biết ơn
đối với các anh hùng liệt sĩ theo đúng nghĩa, đúng cách, không để lòng yêu nước
bị lợi dụng vào các mưu đồ chống phá Đảng, Nhà
nước.
Với chủ trương đồng điệu trải qua những giải pháp tự
do giải quyết tranh chấp, sự không tương đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều
nỗ lực trong việc vận dụng có hiệu suất cao Công ước Luật Biển 1982 để giải
quyết những tranh chấp về phân định biển với những nước láng giềng, trong đó
luôn đề cao nguyên tắc công minh để tìm ra giải pháp hài hòa và hợp lý, đơn cử
là : Việt Nam đã ký với Xứ sở nụ cười Thái Lan Hiệp định về phân định biển ngày
9/8/1997 ; ký với Trung Quốc Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định
hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000 ; ký với Indonesia Hiệp định
về phân định thềm lục địa ngày 26/6/2003 .Thực tiễn đàm phán, ký kết những văn
kiện nêu trên đã biểu lộ sự vận dụng phát minh sáng tạo những pháp luật của
Công ước, góp phần và làm đa dạng và phong phú thêm lao lý quốc tế về phân định
biển. Trên cơ sở những lao lý của Công ước, Việt Nam đang thôi thúc đàm phán
phân định và hợp tác cùng tăng trưởng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ với
Trung Quốc ; đàm phán phân định vùng độc quyền kinh tế tài chính với Indonesia
và đàm phán về những yếu tố trên biển với những nước láng giềng khác .
Mặc khác, Việt Nam luôn tích cực đấu tranh bảo vệ lao
lý quốc tế, gồm có Công ước Luật Biển 1982. Theo đó, khi bàn về yếu tố tranh
chấp Biển Đông, Việt Nam kiên trì nhu yếu “ tôn trọng pháp lý quốc tế, Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 ”, coi đây như một nguyên tắc để giải
quyết và giải quyết và xử lý những tranh chấp tương quan đến biển đảo .
Việt
Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN, kể cả “Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); “Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của
ASEAN về Biển Đông”; dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC, trong đàm phán
Việt Nam và các nước thống nhất nguyên tắc COC phải sử dụng UNCLOS làm cơ sở).
Khi
có bất đồng hoặc khác biệt liên quan đến giải thích và thực thi Công ước, các
bên liên quan cần thương lượng, giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với
luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật Biển 1982.
Trong
khi chưa giải quyết được các tranh chấp, các nước liên quan cần tôn trọng và
thực hiện đầy đủ DOC, kiềm chế, không thực hiện các hoạt động đơn phương có thể
làm phức tạp tình hình và gia tăng tranh chấp, tham gia đàm phán một cách xây
dựng nhằm sớm đạt một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất
và phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển 1982.
Là
một quốc gia ven biển, Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc
thực hiện Công ước Luật Biển 1982 kể từ khi chấp nhận sự ràng buộc và trở thành
một quốc gia thành viên của Công ước.
Một trong những điểm nổi bật trong “Sách trắng Quốc phòng
Việt Nam năm 2019” đó chính là quan điểm “Bốn không” là thông điệp hòa bình và
cũng là cam kết của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam gửi tới các quốc gia
trên thế giới. Trước sau như một, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các
quốc gia trong quan hệ quốc tế, sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác, kể cả hợp tác
quốc phòng, trên cơ sở không phân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị và
trình độ phát triển. Việt Nam không chấp nhận quan hệ hợp tác dưới bất kỳ điều
kiện áp đặt hoặc sức ép nào. Từ lịch sử đến hiện tại và tương lai, Việt Nam
chưa từng và sẽ không bao giờ gây hấn hay xâm lược nước khác, không sử dụng vũ
lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đó là tôn chỉ, là truyền
thống văn hóa lâu đời đã trở thành cốt cách của dân tộc Việt Nam. Như vậy, với
cam kết “Bốn không”, Việt Nam đã chủ động bày tỏ thẳng thắn thái độ của mình
xuất phát từ khát vọng hòa bình, vì hòa bình của chính dân tộc mình cũng như
hòa bình của nhân loại.
Hòa bình là không
gian sinh tồn của con người theo đúng nghĩa đen của mĩ từ này. Thực tiễn chỉ ra
rằng, để có được hòa bình là điều không dễ, nhưng giữ vững được hòa bình còn
khó hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, khi
mà các mối quan hệ đan xen lợi ích với những toan tính chiến lược rất khó nhận
biết của các nước lớn. Vì lợi ích ích kỷ, họ bất chấp mọi luân thường đạo lý,
sẵn sàng “đi đêm”, “mặc cả” sau lưng người khác, thì việc giữ vững hòa bình
càng trở nên không đơn giản với mọi quốc gia. Việt Nam đủ tỉnh táo để nhận rõ
điều đó và biết rằng, nếu chỉ với quan điểm “Bốn không” sẽ không thể bảo vệ
được nền hòa bình của đất nước, mà phải nỗ lực thực hiện bằng nhiều phương thức
kết hợp, trong đó không thể thiếu việc tăng cường sức mạnh quốc phòng. Đề cập
về vấn đề này trong tâm trí những người có lương tri lại dấy lên nỗi đau khi mà
chiến sự Nga - Ukraine đang diễn ra khốc liệt, với biết bao người dân vô tội ở
đó đang đổ máu, phải tạm rời bỏ đất nước mình. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về
căn nguyên của cuộc chiến này, nhưng đâu là sự thật thì ngoại trừ người trong
cuộc chỉ có “trời mới biết”. Tuy nhiên, có điều chắc chắn mà ai cũng biết là sẽ
không có người chiến thắng, có chăng chỉ những kẻ “đục nước béo cò”.
Từ thực tiễn đó, soi
chiếu vào chính sách quốc phòng của Việt Nam mới thấy hết sự đúng đắn, sáng
suốt, cũng như vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng chiến lược của quan điểm “Bốn
không” mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện đối với sự tồn vong
của đất nước, của chế độ, sự an nguy của dân tộc. Điều đó cho thấy tư duy mới
rất sáng tạo của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời, một
lần nữa khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng
như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Quan điểm “Bốn không”
cũng là cơ sở, điều kiện quan trọng để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở
khu vực và trên thế giới. Điều đó càng thể hiện rõ, quan điểm “Bốn không” trong
chính sách quốc phòng của Việt Nam chính là thông điệp và khát vọng hòa bình mà
dân tộc ta gửi tới các quốc gia trên thế giới.
Quan điểm “Bốn không”
một mặt là thông điệp hòa bình, mặt khác còn là kế sách ngăn ngừa chiến tranh,
bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” của dân tộc ta. Bởi thế, nó rất cần thiết và
quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, phức
tạp, khó lường hiện nay. Dẫu vậy, chúng ta không tuyệt đối hóa quan điểm đó,
hay coi đó là liệu pháp duy nhất chữa trị “căn bệnh nan y”; trái lại nó phải
được kết hợp đồng bộ với nhiều phương thức hữu hiệu khác. Chỉ như vậy mới bảo
vệ được vững chắc Tổ quốc, gìn giữ được hòa bình cho đất nước. Cho nên cần phải
thường xuyên tăng cường sức mạnh quốc phòng trên cơ sở sức mạnh tổng hợp của cả
nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Đó
là quan điểm bao trùm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta xuyên suốt tiến trình
cách mạng Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam có
truyền thống nhân văn cao đẹp, khát khao hòa bình không chỉ cho đất nước mình
mà còn cho tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Cùng với việc khẳng định
rõ quan điểm “Bốn không” – thông điệp hòa bình, Đảng, Nhà nước và toàn thể dân
tộc Việt Nam đã và đang nỗ lực góp phần gìn giữ hòa bình với tư cách là “thành
viên tích cực của cộng đồng quốc tế”. Dưới lá cờ Liên hợp quốc, những cán bộ,
chiến sĩ quân y, công binh,… của Việt Nam không quản ngại hy sinh, gian khổ
đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan và Abyei. Tinh
thần đoàn kết đấu tranh cho hòa bình, vì hòa bình đang tỏa sáng ở Châu Phi và
nhiều nơi trên thế giới sẽ đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn trên con
đường hướng tới tương lai tốt đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét