Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng
những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm để tung ra các luận điệu sai trái,
xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhất là về cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta. Chúng rêu rao rằng, “đấu tranh,
phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên là “đấu đá nội bộ, phe cánh”,
“thanh trừng phe phái”…(?!). Đây là thủ đoạn hết sức thâm độc, nhằm làm giảm
sút uy tín của Đảng. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần
tỉnh táo, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn trên, đồng thời phải tích cực đấu tranh
phản bác.
Cần “phương thuốc
đặc trị” cho căn bệnh tham nhũng
“Bệnh tham nhũng”
trong cán bộ, đảng viên được Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt trong một thuật ngữ
chung nhất là tham ô. Người cho rằng: “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi,
đê tiện nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của
tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà; hại đến công việc cải thiện đời
sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân”. Đó
là “giặc nội xâm”, là loại giặc “vô hình, vô cảm”, là “kẻ địch trong người,
trong nội bộ” vô cùng nguy hiểm. Nó “luôn luôn lẩn lút trong mình ta”,
“khó thấy, khó biết”; đó là “một cuộc chiến đấu khổng lồ” để “chống lại những
gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”.
Để phòng, chống
tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cần phải có sự lãnh đạo, chỉ
đạo tập trung, thống nhất của Đảng và Chính phủ; cần xây dựng kế hoạch, tổ chức
thực hiện rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; phải làm
cho quần chúng nhân dân khinh ghét, xa lánh tham ô, lãng phí; kết hợp chặt chẽ
giữa “xây” và “chống”; mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân,…
Đại hội lần thứ
XII của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan
liêu, tham nhũng, lãng phí”.
Đại hội XIII của Đảng
đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng,
phức tạp với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham
nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa của Đảng và chế độ ta”.
Như vậy, việc kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra; từ vị thế, uy tín của Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng; từ đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng trong sạch, vững mạnh, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang. Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm cho nội bộ mất đoàn kết, không phải giữa các “phe cánh”, mà góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; tăng cường đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững, củng cố niềm tin vững chắc của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tiếp tục đẩy mạnh
đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh
Hiện nay, bốn nguy
cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn hiện hữu, có mặt còn gay gắt, phức tạp hơn, nhất
là tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, còn xảy
ra ở nhiều nơi, ở hầu hết các lĩnh vực… Thực tế đó đòi hỏi phải tiếp tục giương
cao ngọn cờ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đồng thời, đập tan luận điệu
của các thế lực thù địch xuyên tạc về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực.
Một là, đoàn kết, thống nhất
trong nội bộ Đảng để tăng cường sức mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh tư tưởng: “Nhất hô bá ứng”, “Tiền hô hậu ủng”, “Trên
dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” để nói lên sự đoàn kết, thống nhất về
nhận thức, hành động, vì sự nghiệp cách mạng chung và công cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng. Theo đó, trong chính nội bộ Đảng
phải trên dưới đồng chí, đồng lòng, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với
mọi biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực; tránh nói khác, làm khác với quan điểm,
chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mỗi cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, cần gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân,
giữ gìn đạo đức cách mạng trong sáng, hết lòng, hết sức vì nhiệm vụ chung.
Hai là, phát huy vai trò
nêu gương của lãnh đạo chủ chốt các cấp trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực.
Lãnh đạo chủ chốt
các cấp phát huy vai trò nêu gương trong công việc, đời sống, sinh hoạt hằng
ngày, phải thực sự liêm khiết, chính trực, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều;
nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý cơ quan, đơn vị, địa
phương; là hạt nhân đoàn kết, luôn đặt lợi ích của Đảng, của tập thể lên trên lợi
ích cá nhân. Khi phát hiện trong cơ quan, đơn vị, địa phương có dấu hiệu bè
phái, cục bộ, nội bộ không đoàn kết, thống nhất, cần chấn chỉnh, xử lý dứt điểm,
Ba là, ủy ban kiểm tra
các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đấu tranh, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng chỉ rõ kiểm tra, giám sát là thanh bảo kiếm để chữa lành các vết
thương. Theo đó, ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là
tập trung vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm dễ phát sinh tham nhũng,
tiêu cực; nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp.Tiến
hành kiểm tra, giám sát khách quan, công tâm, minh bạch, không được có động cơ
cá nhân, áp đặt, bao che, đồng bộ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với
thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, điều tra, truy tố, xét xử.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện
cơ chế, chính sách, pháp luật về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Từng bước hoàn thiện
cơ chế, chính sách, pháp luật về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
tham khảo có chọn lọc mô hình, kinh nghiệm, cách thức phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực ở các nước trên thế giới… Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cấp ủy các cấp cụ thể
hóa vào điều kiện cụ thể ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương; rà soát, điều chỉnh,
bổ sung những quy định của đơn vị đúng với tinh thần chỉ đạo của Trung ương;
phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ phận tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách
về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong phát hiện và lấp những “lỗ
hổng” pháp lý để cán bộ, đảng viên không dám, không thể và không muốn tham
nhũng, tiêu cực./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét