Tôn
giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế.
Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Vì vậy, nhận diện và phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
cần được quan tâm đặc biệt.
Đã
từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và
ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt
động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự
bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động
của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểm nhất quán này đã được
ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013.
Tuy
nhiên, các thế lực thù địch chẳng những không thừa nhận, mà còn ra sức chống
phá, với những luận điệu xuyên tạc, lố bịch về một Việt Nam không có tự do tôn
giáo, hòng chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta.
Nhằm
thực hiện âm mưu này, chúng không ngừng tìm cách phủ nhận những chủ trương,
chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, phủ nhận thành tựu mà chúng
ta đã đạt được trên lĩnh vực tôn giáo. Cụ thể, ngày 22/02/2024, trên trang blog
Việt Nam Thời Báo tán phát bài "BPSOS - Nhà nuoc Việt Nam bách hại Giáo hội
Phật giáo Việt Nam thống nhất", nội dung xuyên tạc quy định đăng ký và
công nhận tổ chức tôn giáo của Việt Nam; vu cáo chính quyền “cưỡng chiếm miền đất
tự do” tôn giáo, “quấy nhiễu” hoạt động của phật tử; cổ xúy cho hoạt động xâm
phạm an ninh quốc gia của các đối tuợng trong tổ chức tôn giáo bất hợp pháp
“Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất".
Thực
chất đây là âm mưu của các thế lực thù địch, chúng thường xuyên đánh tráo khái
niệm, gán ghép, quy chụp một sự kiện, vụ việc không phải là mâu thuẫn hay xung
đột về tôn giáo, nhưng bị quy chụp là mâu thuẫn, xung đột tôn giáo. Đối với chúng,
tôn giáo là cái “cớ” để khai thác, nhằm xuyên tạc để chống phá Đảng, chế độ, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại đoàn kết tôn giáo, gây chia rẽ, kích động
hận thù hoặc tạo tâm lý hoang mang, lo lắng, gây tư tưởng chia rẽ, bạo loạn,...
Trước
hết, cần phải khẳng định rằng, Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và có gần 1/5
dân số theo tôn giáo. Hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng,
được pháp luật bảo vệ và hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp. Quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo trong luật pháp ở Việt Nam được xây dựng dựa trên quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lê-nin - một học thuyết khoa học, đúng đắn về tự do tôn
giáo khi đặt nó trong quyền con người (nhân quyền) - như C. Mác đã khẳng định:
“Tự do tín ngưỡng là quyền thực hành bất cứ tín ngưỡng nào,... quyền được mộ đạo,
được mộ đạo theo bất luận kiểu nào, được hành đạo theo tôn giáo riêng của mình.
Đặc quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến của con người”. Kế thừa và vận dụng
sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “Tự do tín ngưỡng là một quyền lợi căn bản của nhân dân ta”.
Ngoài
ra, trong luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia, quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ. Tự do
tín ngưỡng phải tôn trọng và không ảnh hưởng đến các quyền công dân, đến quyền
tự do của người khác và đặc biệt không được ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật
tự công cộng, môi trường, đạo đức xã hội. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo là phải có giới hạn, quyền ấy sẽ bị hạn chế vì an ninh quốc gia, trật tự
công cộng, đạo đức xã hội, môi trường, chứ không như đòi hỏi vô lý của các thế
lực thù địch.
Ở
Việt Nam còn có nhiều dạng thức hoạt động tôn giáo chưa được công nhận, có những
hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ, gây ra những vụ việc phức tạp, ảnh
hưởng đến an ninh, trật tự và đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, trên
thế giới, nhiều nước cũng có chính sách ứng xử rất rõ ràng với các tổ chức,
nhóm tôn giáo chưa được công nhận. Pháp là một ví dụ. Chính phủ Pháp thường
xuyên từ chối công nhận các nhóm tôn giáo “thiểu số”. Luật pháp của Pháp quy định,
nghiêm cấm bất cứ ai lợi dụng tôn giáo của mình nhằm không tuân thủ các quy định
chung về mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền và các cá nhân. Đây là cơ sở
pháp lý để Chính phủ Pháp có thể từ chối công nhận tư cách pháp nhân cho các
nhóm tôn giáo thiểu số.
Rõ
ràng, Nhà nước Việt Nam không sách nhiễu, không hạn chế, mà chỉ yêu cầu và chấn
chỉnh các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận thực hiện đúng trong phạm vi,
khuôn khổ theo quy định của pháp luật. Việc các thế lực phản động, thù địch sử
dụng từ hạn chế, sách nhiễu khiến cho bản chất sự thật bị bóp méo, bởi một số tổ
chức tôn giáo chưa được công nhận đang có những hoạt động trái pháp luật hiện
hành của Việt Nam.
Với
âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản động sẽ tiếp
tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lấy đó làm ngòi nổ để tiến hành can thiệp
lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Vì lẽ đó, cùng với các tổ chức chính trị xã hội,
cán bộ, chiến sĩ trong QĐND Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng đội
quân công tác, quan tâm, chăm lo đến đời sống của đồng bào tôn giáo, giúp nhân
dân phát triển kinh tế, xã hội đi liền với vận động, tuyên truyền để nhân dân
hiểu rõ đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo
và hiểu rõ hơn bản chất, âm mưu nham hiểm của các thế lực thù địch. Qua đó, củng
cố lòng tin và gắn bó máu thịt với nhân dân, xây dựng tình đoàn kết quân dân bền
chặt, gắn bó, không để kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc chống phá, gây chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét