Một trong những chiêu
trò chống phá của các thế lực thù địch, phản động, và những đối tượng cơ hội
chính trị triệt để lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc quan điểm,
đường lối của Đảng, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Bằng
chứng là gần đây ngày 03/3/2023, trên trang mạng “Voatiengviet” Đài VOA, đã
phát tán bài viết có tựa đề: “Project88 tố cáo Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị Việt
Nam vi phạm nhân quyền”. Bài viết cho rằng: Chỉ thị 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của
Bộ Chính trị về ‘đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và thương mại là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và đưa ra kế hoạch
đối phó với những mối đe dọa ấy bằng cách vi phạm một cách hệ thống các quyền
của 100 triệu người dân trong nước; ‘các lãnh đạo Việt Nam tuyên chiến với nhân
quyền’… đây là những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng
trợn về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
1. Tại sao tổ chức này
lại chống phá Việt Nam đến mức như vậy? Bởi tổ chức này là sản phẩm do chính
các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựng lên nhằm tuyên truyền cho cái mà
chúng tự gọi là “hỗ trợ tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến ôn hòa ở Việt
Nam”. Từ khi xuất hiện vào năm 2018 đến nay, tổ chức này chuyên lợi dụng
internet, mạng xã hội facebook để tuyên truyền chống phá Việt Nam. Mục đích
nhằm xuyên tạc, bịa dặt về những đối tượng đã bị tòa án nhân dân tuyên án về
các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia
như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Văn Hóa… mà
chúng hay gọi là “tù nhân chính trị” hoặc “tù nhân lương tâm”. Với bản chất
này, không ít người Việt Nam ở nước ngoài đã khẳng định rằng “Dự án 88” chỉ là
cánh tay nối dài của VOICE, một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Thâm hiểm hơn, sau khi đã bịa đặt nhằm phủ nhận tất cả tội lỗi của những kẻ nêu
trên, “the 88 Project” còn ngang nhiên quy chụp rằng: “Chỉ thị 24 nhằm lật đổ
sự kiểm soát dân chủ đối với chính sách công và kinh tế, đồng thời củng cố chế
độ độc đảng. Nếu được thực hiện như dự định, theo Chỉ thị này sẽ dẫn đến vi
phạm nhân quyền có hệ thống và trên diện rộng, bao gồm các hạn chế trái phép
đối với việc hội họp, lập hội, ngôn luận, truyền thông và đi lai” cùng với đó
tổ chức này còn tiếp tay, thúc đẩy Úc và Canađa, hai nước hiện đang đàm phán
quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chớ nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hà
Nội cho đến khi nào Chỉ thị 24 được bãi bỏ và Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện
các cải cách về nhân quyền.
2. Cần khẳng định
rằng, quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận là một trong những
quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền
năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Hiến
pháp hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Điều này
hoàn toàn phù hợp với Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm
1966: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế
nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm: Tôn trọng
các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công
cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
3.Pháp luật Việt Nam
quy định rõ: Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo. Do đó, ở
Việt Nam không có khái niệm “nhà báo độc lập” hay “nhà báo tự do”. Về tự do báo
chí, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia đạt chuẩn về tiêu chí này. Hiện
nay, Việt Nam có hơn 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong 816 cơ quan
báo chí, trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử, 72 cơ
quan được cấp phép hoạt động phát thanh, truyền hình với tổng 87 kênh phát
thanh và 193 kênh truyền hình. Việt Nam còn được ghi nhận là một trong những
nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng internet cao nhất trên thế giới. Công nghệ
thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh
hoạt ở Việt Nam. Bằng chứng là tỷ lệ dân số sử dụng internet ở thời điểm đầu
năm 2022 là 72,1 triệu người, khoảng 73,2% dân số. Trong khi đó, tỷ lệ dân số
sử dụng internet của thế giới hiện nay là 58,4%.
4. Trong thời kỳ bùng
nổ thông tin trên internet và mạng xã hội, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch ngày càng tinh vi, thâm độc. Với chiêu bài “dân chủ và nhân
quyền”, chúng không ngừng xuyên tạc, bịa đặt và vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân
quyền” khi xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật. Nhưng chúng đã và sẽ luôn
thất bại, bởi chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam là
một thứ văn hóa thấm sâu từ ngàn năm lịch sử, không gì có thể chia rẽ hay phá
hoại được. Vì thế, chúng càng chống phá thì người dân Việt Nam ngày càng nâng
cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong phòng, chống quan điểm sai
trái, thù địch lợi dụng vấn đè dân chủ và nhân quyền chống phá cách mạng Việt
Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét