Với việc thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, Trên trang “Vietnamthowibao”, các thế lực thù địch lại tung ra nhiều bài viết, trong đó có bài “Việt Nam tiếp tục “độc quyền chính trị” về công đoàn” “sớm muộn gì thì Đảng cũng sẽ “vô hiệu hóa” giấc mơ về những “công đoàn độc lập” của giới dân chủ Việt nam”. Đây thực chất là luận điệu phản động, cổ súy cho âm mưu thành lập cái gọi là “Công đoàn độc lập” nhằm kích động, chia rẽ mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức công đoàn.
Như chúng
ta đã biết, theo quy định tại Hiến pháp 2013, Luật Công đoàn năm 2012, Điều lệ
Công đoàn và một số văn bản hướng dẫn liên quan đã quy định: Công đoàn là tổ
chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động,
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của
xã hội Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những
người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Với
tư cách là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, mọi hoạt
động của công đoàn phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng.
Điều này đã được quy định rõ tại Điều 4, Hiến pháp năm 2013: Đảng Cộng sản Việt
Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Thực tiễn ở
nhiều quốc gia đã cho chúng ta thấy những bài học đắt giá về việc buông lỏng
quản lý đối với phong trào công nhân, đặc biệt khi nó được dẫn dắt bởi các tổ
chức công đoàn độc lập với nhà nước. Phong trào công nhân tại Ba Lan được dẫn
dắt bởi Công đoàn đoàn kết Ba Lan - tổ chức liên hiệp của các công đoàn độc lập
trong xã hội Ba Lan những năm cuối thập niên 80, thế kỷ XX đã dẫn đến mất vai
trò lãnh đạo của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan và sự sụp đổ của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Ba Lan vào năm 1989. Tại Pháp, phong trào “áo vàng” bắt nguồn
từ phong trào đình công, biểu tình của công nhân phản đối chính sách về thuế,
nhất là chính sách về thuế nhiên liệu của Chính phủ Pháp kéo dài từ tháng
11/2018 đến tháng 9/2020 đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề khi các cuộc biểu
tình, bạo loạn bùng phát trên diện rộng, sau đó lan sang các quốc gia lân cận
như Bỉ, Hà Lan.
Thực tế cho
thấy trải qua 95 năm xây dựng, hoạt động, trưởng thành và phát triển, chúng ta
có quyền tự hào và khẳng định rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt
Nam đã không ngừng lớn mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng, góp phần quan
trọng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Trong giai đoạn
đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế toàn diện,
sâu rộng hiện nay, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn càng được khẳng định,
phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, từ đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ
trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19.
Nghị quyết đã hỗ trợ cho gần 36,5 triệu người lao động, người dân, 394.000 đơn
vị sử dụng lao động và 500.000 hộ kinh doanh với tổng số tiền là 45.600 tỷ
đồng; đề xuất Chính phủ đã ban hành Nghị định tăng lương tối thiểu vùng đối với
người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; tham mưu, đề xuất với Đảng và
Chính phủ về Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất và tổ chức đầu tư xây dựng về nhà ở, nhà trẻ, nơi vui
chơi, giải trí của công nhân. Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở căn cứ vào nguồn lực
hiện có, tự quyết định mức chi chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Ghi nhận
những đóng góp của Công đoàn Việt Nam, ông Chang Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao
động Quốc tế tại Việt Nam (ILO Việt Nam) khẳng định: “Công đoàn đã làm hết sức
mình để bảo vệ quyền lợi cho người lao động”.
Như vậy, việc đòi thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” chỉ là những
toan tính chính trị, là vỏ bọc để các đối tượng cơ hội, phản động bôi nhọ, hạ
thấp vai trò của Công đoàn Việt Nam. Mục đích xa hơn của chúng là sử dụng cái
gọi là “công đoàn độc lập” để thành lập nên một “tổ chức chính trị” đối lập,
tiến tứi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp
cách mạng của Nhân dân ta. Nếu công nhân, người
lao động không tỉnh táo, thiếu bản lĩnh sẽ mắc mưu kẻ xấu, vi phạm pháp luật.
Do vậy, trong tình hình hiện nay, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác,
tích cực lên án, đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, thù địch nói chung, về
tổ chức Công đoàn Việt Nam nói riêng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét