Q |
uan
điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, người dân ai cũng có quyền theo hoặc không theo
tôn giáo, từ đó luôn đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt với bất kỳ ai vì lý
do tôn giáo, tín ngưỡng, hoạt động của các tổ chức tôn giáo luôn được bảo hộ bằng
pháp luật. Đây là những quan điểm nhất quan được ghi nhận trong tất cả các bản
Hiến pháp của nước ta từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp năm 2013. Các
quan điểm này còn được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện Đại hội của Đảng
thông qua các kỳ Đại hội.
1. Trong các văn kiện của Đảng luôn nhất
quán quan điểm: Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận
Nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội (CNXH) ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể thiếu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, ai cũng có
quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường
theo đúng pháp luật. Các hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật,
bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ sung, phát triển 2011) – Đây là văn kiện có giá
trị pháp lý cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ghi rõ: “Tôn trọng và bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân
theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến
lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân”.
Nghị định số 69/NĐ-HĐBT ngày 21/3/1991
của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Quy định về
các hoạt động tôn giáo" là văn bản mở đầu. Sau đó đến ngày 4/6/1993, Chính
phủ ban hành Nghị định số 37-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Ban Tôn giáo của Chính phủ, cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động
tôn giáo trong phạm vi cả nước. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 37 một
loạt văn bản khác đã được ban hành như: Quyết định số 125/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, ngày 18/6/2003 về việc phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá IX) về công tác tôn giáo; Nghị định
26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, …
Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa VI ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW về tăng cường công tác tôn
giáo trong tình hình mới. Đây được coi là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát
triển nhận thức về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 12/3/2004, Đảng Cộng
sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Đến nay, Nghị
quyết này vẫn được xem là “kim chỉ nam” cho công tác tôn giáo và đời sống tôn
giáo ở Việt Nam. Nghị quyết 25-NQ/TW khẳng định những chủ trương nhất quán của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo. Nghị quyết khẳng định tín ngưỡng và
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng
dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nghị quyết cũng chỉ rõ việc
theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động
mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức
truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến
pháp và pháp luật v.v…
2. Một dấu mốc quan trọng nữa đó là ngày
18/6/2004, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ban hành Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước đối với tôn giáo, Luật Tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hội khóa XIV nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 18/11/2016
và được Chủ tịch nước ký Lệnh số: 12/2016/L-CTN ngày 01/12/2016 công bố Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là sự cụ thể hóa
quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, thể hiện nhất
quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo cũng cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con
người, quyền công dân liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi
người. Những nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng được bổ sung để tạo
sự tương thích với luật pháp quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng
với quốc tế, ký kết và thi hành nhiều hiệp định.
Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới,
Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền quản lý xã hội của mình trên lãnh thổ Việt
Nam ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Để
quản lý Nhà nước về tôn giáo thật sự có hiệu quả, phát huy tác dụng, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân, đương nhiên Nhà nước Việt Nam phải áp dụng các biện pháp nhằm ngăn
chặn các hành vi vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và đặc
biệt là các hành động lợi dụng tôn giáo vì các mục đích khác nhau trái với Hiến
pháp và pháp luật Việt Nam.
3. Ở Việt Nam hiện nay, những ngày lễ lớn
của các tôn giáo, nhất là lễ Phật đản, Vu Lan, Noel … không chỉ là của những
người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày hội lớn của người
dân. Có lẽ vì vậy mà trong những năm qua, số tín đồ của các tôn giáo ngày một
tăng lên không ngừng, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới đã được Nhà nước Việt
Nam tạo mọi điều kiện cấp phép hoạt động. Các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng
pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích luôn được Nhà nước và cấp chính quyền quan
tâm, tôn trọng và tạo điều kiện hoạt động, phát triển. Mỗi năm ở Việt Nam có
khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Trong hàng giáo phẩm của
các tôn giáo hiện nay, rất nhiều vị được Nhà nước tạo điều kiện để đi đào tạo,
bồi dưỡng ở các nước trên thế giới.
Có thể nói, hòa chung với sự hội nhập quốc
tế sâu rộng và sự phát triển mọi mặt của đất nước, hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam ngày càng sôi động, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về tôn giáo ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt
động tôn giáo. Chính vì thế không có chuyện Đảng và Nhà nước Việt nam “ Đàn áp”
đối với đồng bào tôn giáo nói chung và những người dân tộc Mông theo tôn giáo
nói riêng như các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ nội
bộ nước ta, mục đích phá vớ khối “đại đoàn
kết dân tộc” từ đó thực hiện các âm mưu thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét