Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
(còn gọi Hậu “Pháo”, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, cuối tuần
qua, cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt 9 bị can, trong đó có Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc Hoàng Thị Thúy Lan; Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành; Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao
Khoa. Các bị can này bị bắt tạm giam cùng về tội “nhận hối lộ”. Đây là điều khẳng
định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không
có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất
kỳ cá nhân nào”.
Tham nhũng, tiêu cực đã được Đảng ta xác định là một
trong 4 nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam, “với những biểu hiện ngày
càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành,
làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách
thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà
nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ”… Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: Tham nhũng
vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Để phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó xác định phòng ngừa là
chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt
chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm
minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay
cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng; không có vùng cấm,
vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai…
Từ năm 2013, khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng được thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm
Trưởng ban, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đã được tiến
hành ráo riết, quyết liệt. Với phương châm chỉ đạo “không có vùng cấm, không có
ngoại lệ” của đồng chí Tổng Bí thư, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt nhiều
kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, được Nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng
hộ, được dư luận quốc tế đánh giá cao.
10 năm qua, nhiều đại án kinh tế, tham nhũng gây ra
thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm đã được đưa ra ánh
sáng như vụ “chuyến bay giải cứu”, vụ Việt Á, vụ án tại Công ty AIC và Bệnh viện
Đa khoa Đồng Nai, Vạn Thịnh Phát, vụ FLC…
Chỉ tính riêng trong năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra
các cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức đảng, hơn 24.160 đảng viên (tăng 12% về
số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022). Trong đó, thi hành kỷ luật 459 đảng
viên do tham nhũng, 8.863 đảng viên do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật
19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên có 6
cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an,
việc đấu tranh phòng chống tham nhũng rất kiên quyết "không bị bất kì sức
ép, áp lực và can thiệp vào được". Các vụ án đều được đưa ra điều tra,
truy tố, xét xử đều được làm đúng theo trình tự pháp luật.
Các cán bộ, cựu cán bộ “nhúng chàm” đã bị xử lý hình sự.
Đây là điều đau xót của một số người, nhưng những cũng là điều cảnh tỉnh cho
nhiều người. Việc xử lý cán bộ sai phạm cũng giống như việc chặt cành cây bị
sâu bệnh để cứu cả cây, việc chặt hạ một số cây bị bệnh để cứu cả cánh rừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét