Thời gian qua, bất chấp những thành quả vượt bậc trong thực hiện chính
sách dân tộc nói chung, chính sách đối với đồng bào dân tộc Mông nói riêng của
Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, chống phá bằng
nhiều thủ đoạn công khai, trực diện, hòng hạ thấp uy tín của Đảng. Đây là thủ
đoạn không mới, nhưng rất nguy hiểm, làm xói mòn lòng tin của nhân dân,
nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta cần nêu cao cảnh giác và kiên quyết đấu tranh bác
bỏ.
Để thực hiện mưu đồ đó, chúng ra sức lợi dụng
những khó khăn, bức xúc của đồng bào dân tộc Mông trong cuộc sống; lợi dụng
những yếu kém trong quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở; đặc biệt, chúng
triệt để lợi dụng các phần tử cực đoan, bất mãn, cơ hội chính trị để xuyên tạc,
hạ thấp, phủ nhận thành tựu công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước nói chung,
chính sách đối với đồng bào dân tộc Mông nói riêng, bằng nhiều thủ đoạn ngày
càng công khai và trực diện hơn. Gần đây, chúng đẩy mạnh các luận điệu vu khống
xuyên tạc, rằng: chính quyền “đàn áp” người dân tộc Mông theo đạo tin Lành,
“kiểm soát” tài nguyên và lợi ích kinh tế tại các khu vực có người dân tộc
thiểu số. Đây là sự vu khống, bịa đặt một cách trắng trợn, lố bịch, không thể
chấp nhận được, cần được vạch trần và đấu tranh bác bỏ.
Trước hết, cần khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là:
“Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Với chủ
trương, đường lối đúng đắn, phù hợp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,
những năm qua Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc
thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm, bình quân
toàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm, bộ mặt nông thôn cả nước nói chung
và vùng dân tộc thiểu số nói riêng được đổi thay rõ rệt; thu nhập và điều kiện
sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Đồng thời, Chính phủ tập trung
xây dựng hàng vạn công trình hạ tầng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chủ
yếu là đường giao thông, nhất là đường giao thông đến trung tâm các xã hầu hết
được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng; hệ thống điện, thủy
lợi, cầu dân sinh, cầu treo, các công trình nước sạch, trường, lớp học, trạm y
tế, nhà văn hóa, mạng lưới chợ, tạo thuận lợi có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nhờ đó, văn hóa truyền
thống của các dân tộc được tôn vinh, từng bước được bảo tồn, đời sống văn hóa,
tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện, mức hưởng thụ văn
hóa được nâng cao.
Có thể khẳng định rằng, với hệ thống chính
sách dân tộc được hoàn thiện, trên thực tế các dân tộc thiểu số ở nước ta đã
được bình đẳng về chính trị, văn hóa truyền thống được bảo tồn; chữ viết, tôn
giáo, tín ngưỡng của đồng bào được tôn trọng, các quyền của công dân được bảo
đảm, đã làm thay đổi cơ bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện. Đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, là những minh chứng hùng hồn
phản bác lại luận điệu xuyên tạc, vu khống về cái gọi là “đồng bào dân tộc
thiểu số ở Việt Nam bị “đàn áp”, “kiểm soát” của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét