Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

NVD40 - Những luận điệu xuyên tạc về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam

 

Thời gian qua, trên các trang fanpage của các đối tượng phản động như blog Đối Thoại, BBC Tiếng Việt, đăng nhiều bài viết với chủ đề “Trả lại tài sản cho tôn giáo”, “Vantican – Việt Nam: quan hệ tiến triển nhưng còn vấn đề gì?” , với các luận điệu xuyên tạc chuyến thăm và làm việc của Trưởng ban Đối ngoại Trung ương với Vantican và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, từ đó kích động, cổ suý cho các hoạt động chống đối chính quyền của các đối tượng phản động.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân được đảm bảo. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”... Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.

Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đa dạng, được Đảng, Nhà nước bảo đảm hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Số lượng các tôn giáo, số lượng tín đồ, chức sắc tăng lên nhanh chóng. Hiện nay (2022), Việt Nam có 16 tôn giáo, 43 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) được công nhận tư cách pháp nhân. Tổng số tín đồ các tôn giáo ước khoảng 27 triệu người, chiếm gần 30% dân số cả nước. Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được trùng tu, xây dựng mới với quy mô to đẹp, khang trang hơn trước rất nhiều.

Các hoạt động tôn giáo được tổ chức một cách thường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng tín đồ và người dân cả nước. Nhiều hoạt động tôn giáo mang tính quốc tế đã được tổ chức ở Việt Nam, thu hút hàng trăm ngàn người tham dự. Chẳng hạn như Đại lễ Vesak của Phật giáo thế giới đã được tổ chức 3 lần ở Việt Nam. Đối với Công giáo, Hội nghị toàn thể lần thứ X Liên hội đồng Giám mục Á Châu đã được tổ chức tại Việt Nam.

Đối với Tin Lành, năm 2017 đã tổ chức Lễ kỷ niệm 500 năm Tin Lành tại Hà Nội, sự kiện này đã thu hút khoảng 10.000 người tham gia. Một vài ví dụ vừa nêu để cho thấy, đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn thay đổi so với trước, các tôn giáo được tự do hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân được tôn trọng, đảm bảo. Tín đồ các tôn giáo là người dân tộc thiểu số, sống ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… cũng đều được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo.

Nhiều hoạt động tôn giáo, lễ hội tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đối với tín đồ, mà giờ đây còn ảnh hưởng đến các tầng lớp trong xã hội. Chẳng hạn, Noel đã trở thành một dịp lễ, một sinh hoạt văn hoá trong cộng đồng xã hội, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ.

Lợi dụng tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là hoạt động xuyên suốt của những tổ chức, cá nhân và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam. Trong khi thực tiễn là Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...