Năm 2023 đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia (26-2-1973 - 26-2-2023). Trên chặng đường nửa thế kỷ qua, quan hệ giữa hai nước đã trải qua những giai đoạn phát triển và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Trong thời gian tới, trên nền tảng quan hệ đối tác chiến lược, hai nước tiếp tục cùng hướng tới tương lai với sự hợp tác ngày càng chặt chẽ, thiết thực, đáp ứng nhu cầu của mỗi nước cũng như thích ứng với bối cảnh tình hình mới của khu vực và thế giới.
Xây dựng tình hữu
nghị, bồi đắp nền tảng hợp tác chính trị
Cho
đến nay, mỗi khi nhắc đến cầu Mỹ Thuận - cây cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam
bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, người dân Việt Nam đều
nhớ đến và dành nhiều tình cảm tốt đẹp cho những người bạn Australia. Được khánh
thành vào năm 2000, cầu Mỹ Thuận không chỉ có giá trị kiến trúc độc đáo, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà còn là biểu
tượng của tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Australia. Trong hàng chục năm
qua, Australia là một trong những quốc gia cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) hàng đầu cho Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đa dạng,
từ xây dựng kết cấu hạ tầng cho đến thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn
với nhiều dự án, công trình thiết thực có lợi cho sự phát triển bền vững của
Việt Nam.
Tình
đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước được khởi nguồn từ di sản của cựu Thủ tướng
Australia Gough Whitlam khi Chính phủ Công Đảng của Thủ tướng G. Whitlam chính
thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 26-2-1973. Năm 2009,
hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhân chuyến thăm Australia của
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Đến nay, có thể thấy tầm nhìn của lãnh đạo hai nước
về mối quan hệ Australia - Việt Nam gắn liền với lợi ích chung đã dần được hiện
thực hóa.
Quan
hệ Việt Nam - Australia trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, phản ánh quá trình
thay đổi chiến lược và xu thế vận động không ngừng của cục diện thế giới. Hiện
nay, mối quan hệ này là biểu hiện cụ thể của xu hướng tăng cường hợp tác, xử lý
hòa bình các “điểm nóng”, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, vì hòa bình, ổn
định và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á
nói riêng. Quan hệ Việt Nam - Australia cũng là minh chứng cho sự chuyển hướng
chiến lược quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh đến nay khi các nước trên
thế giới đã chuyển trọng tâm từ đối đầu về tư tưởng - ý thức hệ sang đối thoại
và đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, quan hệ hữu nghị, hợp
tác giữa hai nước luôn phát triển mạnh mẽ và tích cực trên cơ sở bồi đắp của
mối quan hệ chính trị bền chặt, tin cậy lẫn nhau.
Năm 1986, Văn kiện Đại hội VI của Đảng nêu rõ: “Nhà nước ta
chủ trương tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị với Thụy Điển, Phần Lan,
Pháp, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản và các nước phương Tây
khác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi”(1). Trong các
kỳ đại hội Đảng tiếp theo, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và
Australia nói riêng luôn nằm trong hướng ưu tiên triển khai đường lối đối ngoại
của Việt Nam.
Tháng 9-2009, nhân dịp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính
thức Australia, hai nước đã thiết lập mối quan hệ “đối tác toàn diện” nhằm củng
cố và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên một số lĩnh vực chủ chốt, như mở
rộng quan hệ chính trị và trao đổi chính sách công, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và phát triển thương mại, hỗ trợ hợp tác và phát triển công nghệ, xây dựng
mối quan hệ quốc phòng - an ninh, hỗ trợ liên kết người dân với người dân, đẩy
mạnh triển khai các chương trình nghị sự khu vực và toàn cầu. Đây được xem là
dấu mốc đột phá đầu tiên trong quan hệ chính trị giữa hai nước.
Tháng 3-2015, hai nước ký kết Tuyên bố về quan hệ đối tác
toàn diện tăng cường, trong đó nhấn mạnh đến lợi ích qua lại về tăng trưởng
kinh tế, ổn định và an ninh khu vực. Tháng 3-2018, hai nước chính thức nâng cấp
quan hệ lên “đối tác chiến lược”, mở ra trang mới trong quan hệ song phương.
Hiện tại, Việt Nam đặt vị trí của Australia trong thứ tự ưu tiên đối ngoại
ngang bằng các nước chủ chốt ở châu Âu là Anh, Pháp, Đức và hai nước hàng đầu
châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ý tưởng hướng tới nâng cấp lên quan hệ “đối tác
chiến lược toàn diện” đã được hai nước công bố nhân chuyến thăm Australia của
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vào tháng 12-2022, đồng thời được nhắc lại
trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Toàn quyền Australia
David Hurley, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Toàn quyền Australia vào
tháng 4-2023.
Bên cạnh đó, hai bên thường xuyên có những cuộc trao đổi,
tiếp xúc cấp cao và các cấp. Các cơ chế hợp tác song phương được duy trì đều
đặn. Hai bên cũng phối hợp trong Chương trình hành động triển khai quan hệ đối
tác chiến lược giai đoạn 2020 - 2023 và đạt được nhiều kết quả cụ thể. Hiện
nay, hai bên phối hợp tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 50 năm thiết lập quan
hệ ngoại giao.
Về quan hệ đối ngoại đảng, hiện nay, Đảng ta duy trì quan hệ
hữu nghị với ba chính đảng tại Australia, gồm Công đảng cầm quyền, Đảng Tự do
đối lập và Đảng Cộng sản Australia. Sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5-2022 của
Australia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chúc mừng lãnh đạo Công
đảng sau thắng lợi tại cuộc bầu cử và trở thành Thủ tướng của Australia. Nhân
dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và Thủ tướng Anthony Albanese cũng đã trao đổi thư chúc mừng.
Các
hoạt động đối ngoại cấp cao trong thời gian qua đã góp phần củng cố sự tin cậy
chính trị giữa hai nước, trong đó đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của Toàn
quyền Australia David Hurley vào tháng 4-2023. Bên cạnh đó, tháng 6-2023, Thủ
tướng Australia Anthony Albanese đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Đây là
chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông A. Albanese tới Việt Nam kể từ khi nhậm
chức, điều này thể hiện sự coi trọng của Australia trong quan hệ với Việt Nam.
Những chuyến thăm đều mang ý nghĩa biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao giữa hai nước, đồng thời góp phần tăng cường gắn kết, củng cố lòng
tin chiến lược giữa hai quốc gia.
Về
hợp tác khu vực, Việt Nam và Australia đã hợp tác rất hiệu quả tại các diễn đàn
khu vực và quốc tế, như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị cấp
cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội
nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Liên hợp quốc... Việt Nam ủng hộ Australia
ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2013 - 2014 và Hội đồng Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) nhiệm kỳ 2016 -
2017. Còn Australia ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2014 - 2016 và nhiệm kỳ 2023 - 2025, thành viên Hội đồng chấp hành Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2015 - 2019 và
Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018; Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và thành
viên Hội đồng Điều hành Liên minh Bưu chính thế giới (IPU) nhiệm kỳ 2017 -
2021. Hai nước hiện đang đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á
của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) giai đoạn 2022 - 2025.
Chặng
đường 50 năm hợp tác ấn tượng
Nhìn
lại chặng đường hợp tác 50 năm qua, có thể thấy, quan hệ Việt Nam - Australia
đã đạt được nhiều bước tiến lớn. Hai nước đều có vị thế quan trọng trong chiến
lược đối ngoại của nhau. Về mặt địa - chính trị, Australia rất coi trọng Việt
Nam, bởi: Một là, Việt Nam có vị trí địa - chiến lược ở Đông Nam Á,
là nơi giao thoa ảnh hưởng và ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các nước
lớn trên thế giới; hai là, Việt Nam xử lý hài hòa mối quan hệ với
Trung Quốc - một nước láng giềng lớn và là đối tác kinh tế lớn nhất của
Australia. Do vậy, Australia rất coi trọng vai trò của Việt Nam trong chính
sách đối ngoại với khu vực.
Về
phía Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác với Australia cũng tạo điều kiện gia tăng lợi
ích trên nhiều lĩnh vực.
Về
kinh tế,
cho tới nay, Việt Nam là một nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á. Thủ tướng Australia
G. Whitlam từng nhận định rằng, cam kết hợp tác ngoại giao của Australia với
Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư của Australia vào
Việt Nam và trên thực tế, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những
năm gần đây ngày càng trở nên mạnh mẽ. Việt Nam nổi lên như là một trong những
động lực kinh tế mới của châu Á, vươn lên trở thành một quốc gia có mức thu
nhập trung bình và đang trở thành một trung tâm sản xuất lớn trong khu vực do
có nguồn lao động với giá cả cạnh tranh. Chính nhờ những yếu tố này, quan hệ
kinh tế Việt Nam - Australia có những bước tiến mạnh mẽ trong giai đoạn gần
đây. Kim ngạch thương mại song phương đạt mức tăng trưởng tốt: năm 2022 đạt
15,7 tỷ USD (tăng 26,7% so với năm 2021), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6
tỷ USD (tăng 26,2% so với năm 2021) và kim ngạch nhập khẩu đạt 10,1 tỷ USD
(tăng 27,3% so với năm 2021). Nhập siêu của Việt Nam từ Australia đạt 4,6 tỷ
USD (tăng 28,7% so với năm 2021).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét