Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

NVB40 - VẠCH TRẦN NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

 

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngày 11/5/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”, nội dung xuyên tạc Phiên đối thoại về Báo cáo Quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; phủ nhận giá trị tự do, dân chủ ở Việt Nam; vu cáo chính quyền “vi phạm” nhân quyền trên nhiều lĩnh vực; chúng còn kêu gọi thành lập “Cơ quan nhân quyền quốc gia” ngoài sự quản lý của Nhà nước, cho phép thành lập “Công đoàn độc lập” ở Việt Nam… Tuy nhiên, thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam đã phản bác luận điệu xuyên tạc này.

          Trong suốt các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm bảo vệ và thực thi các quyền con người. Tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 nhấn mạnh, công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài. Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung các quy định về quyền con người, trong đó khẳng định rõ hơn việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất của Việt Nam trong việc bảo đảm nhân quyền của công dân Việt Nam.

          Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định, quyền con người, quyền công dân là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyền con người, quyền công dân được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,… Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Bất cứ ai vi phạm các quyền này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 11/10/2022 với 145 phiếu ủng hộ, Việt Nam là một trong 14 thành viên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, điều này khẳng định sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam được quốc tế công nhận nên RFA không thể xuyên tạc, phủ nhận. Còn cái mà chúng đòi kêu gọi thành lập “Cơ quan nhân quyền quốc gia” hay “Công đoàn độc lập” ở Việt Nam, thực chất đây là cái cớ để các thế lực thù địch tiến hành các hoạt động đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị nước ta, chống phá Đảng, Nhà nước, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Có thể thấy, cả phương diện chính sách, pháp luật cũng như thực tiễn về bảo đảm thực hiện nhân quyền ở Việt Nam đã chững minh rõ ràng và dứt khoát rằng, quyền con người, quyền công dân luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta xác định, không một ai có quyền xâm phạm các quyền đó của công dân Việt Nam. Việc các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề nhân quyền để bôi nhọ, xuyên tạc chế độ chính trị ở Việt Nam là đi ngược lại chủ trương, đường lối, quan điểm, của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân ta. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh, vạch rõ bộ mặt xảo trá của chúng để nhân dân hiểu rõ và cảnh giác./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...