Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

NVI41 - NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ SUY THOÁI TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CỦA CÁN BỘ ĐẾN “TỰ DIỄN BIẾN”,” TỰ CHUYỂN HÓA” HIỆN NAY

 


            Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên đã và đang trở thành một căn bệnh “man y”, nội dung cấp bách, trở thành mệnh lệnh cuộc sống nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhận diện, chỉ rõ và đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu, coi đây là vấn đề vừa mang tính cấp bách, lâu dài vừa mang tính sống còn đối với Đảng, chế độ ta. Một trong những giải pháp hiểu hiệu nhất, đó là bằng ý chí, quyết tâm chính trị và tinh thần trách nhiệm cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Suy thoái là sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm quá trình phát triển dẫn đến sự thoái hóa và biến chất của sự vật, hiện tượng, quá trình hay chính bản thân con người và tổ chức xã hội của con người. Sự suy thoái này theo thời gian, dần trở thành một căn bệnh trong xã hội - “Bệnh suy thoái”. “Bệnh suy thoái” là sự giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động về chính trị, sa sút phẩm chất đạo đức, xuống cấp về lối sống. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống khác với những băn khoăn, lo lắng, bức xúc, có lúc thiếu lòng tin; khác với vi phạm một số khuyết điểm, chấp hành không nghiêm một số quy định của Hiến pháp, pháp luật. Sự suy thoái này tất yếu sẽ làm hư hỏng, làm biến chất cán bộ, đảng viên và làm hỏng mọi việc của cá nhân và tổ chức.

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Trong thế giới cái gì cũng biến hóa, tư tưởng con người cũng biến hoá. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, tức là phát triển; có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái”[1]. Đó “khuynh hướng chật hẹp và bao biện”, “lạm dụng hình phạt”, “hủ hóa”, “kéo bè kéo cánh”, “kiêu ngạo”... Những khuyết điểm đó tiếp tục được Người chỉ rõ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những khuyết điểm phát triển thành “căn bệnh rất nguy hiểm” mà cán bộ, đảng viên mắc phải,

Từ nhận diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn sâu sát quy trình diễn tiến của “bệnh” suy thoái. Tại Đại hội II (2-1951), Đảng ta đã chỉ ra một số biểu hiện suy thoái như: “bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi, bệnh công thần”. Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, Đảng ta đã đề cập tới vấn đề suy thoái tư tưởng chính trị: “Trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng”[2]. Các kỳ Đại hội IX, X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định tình trạng suy thoái là nghiêm trọng. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ[3]Tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Bước vào giai đoạn phát triển mới, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” còn diễn biến phức tạp”[4].

Hiện nay, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống biểu hiện tính chất, mức độ khác nhau, diễn ra ở các đối tượng khác nhau, từ đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý - đảng viên thường, đến đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cán bộ cao cấp. Vấn đề đặt ra cấp bách là cần nhận diện đúng sự suy thoái đang diễn ra ở những đối tượng nào? Có thể chia thành hai nhóm đối tượng: sự suy thoái của bộ phận cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp và sự suy thoái của bộ phận đảng viên không giữ chức vụ trong Đảng và chính quyền.

Sự suy thoái của nhóm cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý có chức, có quyền, trong đó có những cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao, kể cả cấp Trung ương. Nhóm này có nguy cơ suy thoái cao và có nguy hại lớn, vì sự liên quan lớn hơn đến quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế, quyền lực xã hội của họ. Suy thoái về tư tưởng chính trị biểu hiện ở bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền này là tự cho mình đứng ngoài sự quản lý, giám sát của tổ chức, coi thường kỷ luật, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, cũng như quy định của cơ quan, đơn vị; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, có tư tưởng bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; coi thường nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Trong quan hệ trực tiếp với nhân dân có biểu hiện quan cách, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân; có các hành vi vô đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ giữa cá nhân với xã hội; đạo đức nghề nghiệp sa sút, đặc biệt trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh; mê tín dị đoan, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc, của cha ông; một số có biểu hiện vọng ngoại hoặc sa vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Từ đó, dẫn tới độc đoán, chuyên quyền, đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, coi thường tập thể, trở thành “quan cách mạng”.

Sự suy thoái của bộ phận đảng viên không giữ chức vụ trong Đảng và chính quyền. Đảng viên không giữ cương vị chức trách trong Đảng và chính quyền là những đảng viên chưa hoặc không được giao các chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, chỉ chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ đảng viên. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị của nhóm đối tượng này là phai nhạt lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thậm chí muốn từ bỏ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phai nhạt lý tưởng, hoài nghi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhận thức chưa sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; mơ hồ, mất cảnh giác, làm lộ, lọt thông tin, tài liệu bí mật quân sự, bí mật quốc gia; ngại học tập lý luận chính trị và tham gia các phong trào cách mạng; không thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng, chính trực, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, vụ lợi, cơ hội, buông thả, thực dụng, hưởng thụ, tính toán thiệt hơn; sa sút ý chí chiến đấu, trung bình chủ nghĩa, ý chí đấu tranh tự phê bình và phê bình, dĩ hòa vi quý, nói dựa, lấy lòng nhau, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; nói không đi đôi với làm, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”; không làm tròn nhiệm vụ người đảng viên. Nhiều người không thấm nhuần tư tưởng và tiêu biểu về phẩm chất: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Đối với quân đội, biểu hiện những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ, chính sách, quản lý tài chính, vật tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị; bệnh hình thức, thành tích; ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm nguyên tắc, chế độ quy định, kỷ luật, pháp luật, những điều đảng viên không được làm; quan liêu, tham nhũng, lãng phí; vi phạm đạo đức, lối sống, mất đoàn kết nội bộ và đoàn kết quân - dân; tinh thần cảnh giác, chất lượng huấn luyện, giáo dục và khả năng sẵn sàng chiến đấu chưa cao; lúng túng trong nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn tiêu cực, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; ngại học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; trung bình chủ nghĩa, né tránh phê bình, thiếu trách nhiệm với công việc, hiệu quả công tác thấp, thậm chí có cán bộ, chiến sĩ không hoàn thành nhiệm vụ.

Hiện nay, toàn Đảng, với tinh thần quyết tâm, nhận rõ trách nhiệm lịch sử và ý nghĩa thiêng liêng, trọng đại của vấn đề xây dựng Đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt và khắc phục bệnh suy thoái, cần phải nhận diện đúng, trúng sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là những nội dung cấp bách, trở thành mệnh lệnh của cuộc sống. Với ý chí quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, thời gian qua, Đảng ta không chỉ ban hành nhiều nghị quyết, các cuộc vận động mà còn bằng việc làm cụ thể thiết thực đã từng bước đẩy lùi, ngăn chặn con “vi rút” suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ, đảng viên ở vị trí lãnh đạo cấp cao nói riêng. Điều đó đã củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ, “ý Đảng hợp với lòng dân” sẽ tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn - nền tảng vững chắc thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội XIII đề ra.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...