Một trong những âm mưu, thủ đoạn chống phá dai dẳng của
các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xuyên tạc, phủ nhận những nỗ
lực, thành quả của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn
luận cho công dân.Ý đồ này không ngoài mục đích hạ thấp sứ mệnh của báo chí cách mạng, phủ nhận khuynh
hướng tính chính trị của báo chí cách mạng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước
và sâu xa hơn, hòng làm thay đổi thể chế chính trị-xã hội ở Việt Nam.
Thời gian qua, các thế lực thù địch và một số cơ quan báo
chí truyền thông phương Tây, các phần tử thiếu thiện chí, bất mãn chính trị đã
lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc về vấn đề tự do báo chí tại Việt Nam.
Chúng đã vu khống Việt Nam không có tự do báo chí thông qua cái gọi là “Bảng
xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên”, xếp báo chí Việt Nam luôn ở vị trí
áp chót bảng. Bên cạnh đó, họ xuyên tạc sự nghiệp lãnh đạo, quản lý đúng đắn
của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo chí, nhiều tổ chức và trang mạng xã hội phản
động kêu gọi thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay
đổi chính sách với những luận điệu xảo trá như: “Thể chế hiện nay không tạo môi
trường để thay đổi báo chí được, mà phải thay đổi thể chế sâu rộng”; “Nhà nước
phải cho phép báo chí tư nhân hoạt động”. Không những vậy, một số cơ quan
truyền thông phương Tây thiếu thiện chí với Việt Nam như: BBC, RFI, RFA, VOA...
và các hội nhóm, các cá nhân phản động trên YouTube, Facebook mỗi khi có sự
kiện, vụ việc cụ thể liên quan đến báo chí lại la lối, suy diễn, xuyên tạc tình
hình trong nước. Với sự cổ xúy, giúp sức của các tổ chức thù địch, một số đối
tượng phản động trong nước tự đứng ra thành lập các hội nhóm phi pháp nhằm cổ
xúy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “xã hội dân sự” theo mưu đồ của chúng nhằm
đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có thể khẳng định, thông tin sai trái, thù địch về vấn đề
tự do báo chí như những mũi kim tiêm tẩm độc xuyên vào nhận thức, thái độ, làm
thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan của nhiều người dân Việt Nam và cán bộ,
chiến sĩ trong quân đội. Một bộ phận người dân hoài nghi, bi quan về Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung và sự lãnh
đạo của Đảng đối với báo chí nói riêng. Những thông tin sai lệch, xuyên tạc có
thể làm chia rẽ, ly gián lòng người, làm phân tâm trong các giai tầng xã hội,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc...Nguy hại hơn, các quan điểm sai trái, thù
địch về vấn đề tự do báo chí Việt Nam còn tạo ra cái nhìn thiên lệch, thiếu
thiện cảm của cộng đồng quốc tế về Việt Nam; thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến đánh giá của các tổ chức quốc tế, các quốc gia về vấn đề nhân quyền và
trình độ phát triển xã hội Việt Nam.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều
kiện thuận lợi cho báo chí Việt Nam phát triển. Cùng với đó, sự phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước là hiện thực sinh động cho báo chí Việt Nam phát triển
lớn mạnh cả về quy mô, tổ chức, lực lượng, phương tiện, công nghệ làm báo và
sức ảnh hưởng, lan tỏa trong xã hội. Về phương diện chính trị, pháp lý, Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước,
của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”; “xây dựng nền báo chí, truyền
thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; thực hiện tốt quy hoạch, phát triển
hệ thống báo chí, truyền thông”. Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”.
Thời gian tới, tình hình
thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, phản động
trong và ngoài nước sẽ gia tăng thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư
tưởng, xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam với phương thức, thủ đoạn ngày càng
tinh vi, xảo quyệt hơn. Vì vậy, mõi người dân, mỗi cán bộ chiến sĩ cần nhận diện,
phản bác, đấu tranh chống thông tin sai lệch, xuyên tạc về tự do báo chí đòi hỏi
nhà báo-với tư cách chủ thể thực thi trách nhiệm đưa tin, khởi tạo, định hướng
dư luận tại cơ quan đơn vị mình, nơi mình sinh sống và làm việc. Những diễn đàn
của nhân dân-phải nhập cuộc tích cực hơn để nhận diện sự thật, lẽ phải, kịp thời
và kiên quyết phản bác mạnh mẽ, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch, phản động,
bất mãn chính trị.
Có thể khẳng định rằng,
việc các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo tham gia đấu tranh phản bác các
quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch về tự do báo chí ở Việt Nam là trách
nhiệm chính trị của mỗi cán bộ chiến sĩ nhằm góp phần cùng cả hệ thống chính trị
bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời bảo vệ những giá trị,
thành quả tốt đẹp của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã được vun đắp, xây dựng
gần một thế kỷ qua./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét