Trong
gần 40 năm đổi mới, Đảng ta đã kế thừa và phát huy bản sắc, cội nguồn và truyền
thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của
thời đại, phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, hình thành nên một trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và
độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” (trích phát biểu
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32
(19/12/2023).
Để xây dựng nền ngoại giao độc đáo với bản sắc
riêng, Việt Nam đang tiếp tục kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của các bậc
tiền nhân, vận dụng sáng tạo tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí
Minh và đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổng kết, khái quát: trường phái
ngoại giao “cây tre Việt Nam”, với gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm
đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách dân tộc Việt Nam.
Theo Đại sứ, PGS-TS Dương Văn Quảng, nguyên Giám
đốc Học viện Ngoại giao: “Chúng ta dùng hình ảnh cây tre Việt Nam để làm
biểu tượng, bản sắc ngoại giao Việt Nam là bởi cây tre có gốc vững, thân chắc
và cành uyển chuyển... Gốc vững chính là thực lực của ta…, gốc vững cũng chính
là lực mình phải vững. Thứ hai là thân vững. Thân vững chính là lợi ích quốc
gia dân tộc. Thứ ba là cành lá uyển chuyển. Đây là cách thức mà chúng ta ứng xử
trong ngoại giao. Mà đã là ngoại giao người ta thường nói đó là nghệ thuật, là
sự mềm dẻo. Nhưng mềm dẻo dựa trên nền tảng, dựa trên mục đích nhất định. Cho
nên Bác Hồ đã tổng kết rằng, đấy là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Thực tiễn đã chứng minh, trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng, các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta theo trường
phái ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã góp phần củng cố vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; phục vụ đắc lực, hiệu quả cho phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, tăng cường sức mạnh dân
tộc, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác.
Thế nhưng, các thế lực thù địch không chấp nhận được điều này,
họ cố tình dùng những lời lẽ phiến diện, xuyên tạc nhằm chống phá về trường phái
ngoại giao “cây tre Việt Nam” của Đảng, Nhà nước ta. Một số tổ chức, cơ quan truyền thông nước ngoài
như Việt Tân, BBC, VOA, RFA,… đã cố tình xuyên tạc đường lối, chính sách đối
ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta; cho rằng trường phái “ngoại giao
cây tre” là “ba phải”, “không có chính kiến, thiếu lập trường nhất quán”, “đu
dây”, “bắt cá hai tay”, “không phù hợp” với thời đại toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế. Họ rêu rao: Ngoại giao cây tre thì đánh được ai; kiểu ngoại
giao đó chẳng có tác dụng gì?...
Và họ không quên cho rằng: Đảng ta với
“đường lối ngoại giao cây tre” vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự
chủ là “bảo thủ”, “trì trệ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng
chảy” của lịch sử…
Rõ ràng, các thế lực thù địch không chấp nhận được sự thật, nên
cố tình bóp méo, bôi nhọ, hoặc cố tình phớt lờ thành quả mà Việt Nam đã đạt
được trong công tác đối ngoại. Họ cố tình quên đi một thực tế là: Qua trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”, từ
đầu nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng đến nay, Việt Nam tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc
hơn quan hệ với các đối tác, trọng tâm là các nước láng giềng, đối tác quan
trọng và bạn bè truyền thống. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và
đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, chúng ta đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với gần 200 nước trên thế giới, trong đó có quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện với 6 nước là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và
quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với gần 30 quốc gia khác.
Chỉ tính trong năm 2023, công tác đối ngoại của
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử,
trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu
chung của đất nước. Chúng ta đã tổ chức thành công 22 chuyến thăm của lãnh đạo
chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống
và 28 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam cùng với hàng trăm
cuộc gặp cấp cao tại các diễn đàn, hội nghị đa phương; trong đó, có những
chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử như chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden...
Trên phương diện kinh tế, thông qua ngoại giao
“cây tre Việt Nam”, đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
xuất nhập khẩu đạt trên 680 tỷ USD, thu hút FDI đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32,8%,
nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã cam kết đầu tư dài hạn ở Việt
Nam…
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; đồng
thời, góp phần đấu tranh với mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về đối ngoại, ngoại giao và trường
phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”; ngày 28/02/2024, Ban Tuyên giáo Trung
ương ban hành Hướng dẫn số 143-HD/BTGTW về triển khai đợt sinh hoạt
chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Xây dựng và phát triển
nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây
tre Việt Nam”của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việc tuyên truyền, quán triệt nội dung tác phẩm có ý nghĩa
rất quan trọng nhằm đưa nội dung tư tưởng lớn về đối ngoại, ngoại giao của Đảng
và Nhà nước đi vào cuộc sống; tiếp tục xây dựng nền ngoại giao toàn diện với 03
trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, góp phần
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét