Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực hiện nay được Đảng ta xác định là nhiệm vụ thường xuyên, vừa cấp bách, vừa
lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, “kiên
quyết, kiên trì” bền bỉ đấu tranh; với tinh thần “không có vùng cấm, không có
ngoại lệ, bất kể người đó là ai"[1] tất cả vì sự nghiệp chung của Đảng, vì
sự nghiêm minh trong kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, vì sự
trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước; ý chí và nguyện của nhân
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
lợi dụng kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta để tung ra các
luận điệu xuyên tạc, hướng lái dư luận xã hội. Chúng rêu rao rằng, “đấu tranh,
phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên là “thanh trừng phe phái”,
“đấu đá nội bộ, phe cánh”, “tranh giành quyền lực; xử lý kỷ luật cán bộ, đảng
viên sai phạm chỉ là “trò đánh trống, khua chiêng nhằm che mắt thế gian”, là
chính “ta đánh ta”; gần đây chúng còn đưa ra những quan điểm xuyên tạc, kích
động dư luận rằng không ai có thể tin rằng ở Việt Nam: "Chống tham nhũng
không có vùng cấm, không có ngoại lệ"; chúng cho rằng đây là “Một cuộc
“thanh trừng” trong Đảng ở Việt Nam”, “Không cần phải thành lập Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng”; không cần gán ghép “tham nhũng” với
“tiêu cực”; không cần đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng; chỉ cần “thay
đổi thể chế chính trị” là sẽ không còn tham nhũng....
Để thực hiện những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm đó, chúng tận dụng
triệt để internet, mạng xã hội để tuyên truyền, phát tán những Clip, bài viết
tập trung vào những vụ việc vi phạm kỷ luật của một số cán bộ, đảng viên, bình
luận về nguyên nhân dẫn đến thoái hóa, biến chất, nguyên nhân dẫn đến sai phạm,
nguyên nhân "thanh trừng" trong nội bộ; từ đó hướng lái tư tưởng,
gieo rắc các quan điểm sai trái, xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng các vụ việc
trên; gây hoài nghi trong dư luận nhân dân; nhằm phủ nhận những nỗ lực của toàn
Đảng, toàn dân ta và kết quả của công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Về Cơ sở lý luận để
đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
Trước hết, cần nhận thức rõ bản chất của tham nhũng, tiêu cực là
một hiện tượng xã hội đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người từ khi xã
hội phân chia giai cấp, nó tồn tại ở mọi chế độ chính trị với tính chất, mức độ
khác nhau, gắn liền với nhà nước và quyền lực; nó là sản phẩm của tất cả các
thể chế chính trị từ khi có nhà nước, không phải của riêng chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Ở thời kỳ của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, các ông chưa đưa ra những
quan điểm riêng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bởi lúc bấy giờ trên thế
giới chưa có một tổ chức đảng cộng sản; chưa có quốc gia nào giành được chính
quyền cách mạng. Những ý kiến của các ông chủ yếu tập trung vào xây dựng, hoàn
chỉnh lý luận về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng vững mạnh, lãnh đạo giành chính
quyền; đồng thời, C.Mác, Ph.Ăng-ghen luôn coi trọng đấu tranh quyết liệt với
những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên cộng sản.
Kế thừa và phát triển lý luận của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong một
hoàn cảnh mới, ở thời kỳ của V.I.Lê-nin, ông đã đưa ra nhiều quan điểm về đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực; cụ thể trong các bài viết và phát biểu của
mình, V.I. Lê-nin cho rằng, tham nhũng là những hành vi lợi dụng chức quyền, vị
trí công tác để tư lợi cá nhân, làm suy giảm quyền lực tổ chức. Bằng cách tiếp
cận này, V.I.Lê-nin đã chỉ ra căn nguyên của tham nhũng là quyền lực và quyền
lực bị tha hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cần phải có sự
lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng và Chính phủ; cần xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân; phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân khinh ghét, xa
lánh tham ô, lãng phí.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “tham nhũng là “khuyết tật
bẩm sinh” của quyền lực và là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của
Đảng và chế độ; thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa
bỏ tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn”.
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham
nhũng năm 2003 chỉ rõ: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để
trục lợi riêng”. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam cũng đã xác
định: “Tham nhũng, tiêu cực là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Về Cở sở thực tiễn đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta
Trong các kỳ đại hội và nhất là Đại hội XIII của Đảng đánh giá:
“Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức
tạp với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng
vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa của Đảng và chế độ ta”.
Thời gian vừa qua, một loạt các sai phạm được đưa ra xét xử
nghiêm minh. Điều này khẳng định công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt nhiều
kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực, “có bước đột phá, được tiến hành
quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa
“xây” và “chống” góp phần thức tỉnh, cảnh báo, ngăn chặn từng bước và đẩy lùi
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái.
Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một cuộc đấu tranh hết sức
gay go, lâu dài, phức tạp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống
chính trị; các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch sẽ ngày càng gia
tăng, tinh vi và xảo quyệt hơn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phản bác các luận điệu xuyên tạc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời
gian tới, cần chú trọng một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tích
cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân để họ
nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, và các phần
tử cơ hội, vạch trần bản chất của chúng, định hướng tiếp nhận thông tin trên
mạng có chọn lọc, khách quan.
Hai là, Đẩy
mạnh quán triệt và thực hiện các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp
về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; để mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân có nhận thức đúng đắn với nhiệm vụ này. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nhiều lần nhấn mạnh tinh thần: “Nhất hô bá ứng”, “Tiền hô hậu ủng”, “Trên
dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” để nói lên tinh thần đoàn kết, thống
nhất về nhận thức, hành động, vì sự nghiệp cách mạng chung và công cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng.
Ba là, mỗi tổ chức, cá
nhân phải nhận thức rõ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc chiến chống
“giặc nội xâm” của cả dân tộc do Đảng Cộng sản việt Nam lãnh đạo với tinh thần,
kiên quyết phòng, chống, thẳng thắn, quyết liệt. Phòng, chống tham nhũng bằng
cả cơ chế, chính sách và hệ thống kiểm soát quyền lực... Có như vậy, tham
nhũng, lợi ích nhóm mới bị đẩy lùi.
Bốn là, Tiếp
tục triển khai mạnh mẽ Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị
về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, đây là sự định hướng chiến lược
quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Chúng ta có thể khẳng định: Tham nhũng, tiêu cực là một hiện
tượng của xã hội, tính chất nguy hiểm của nạn tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến
đội ngũ cán bộ, công chức; nếu không được ngăn chặn, loại bỏ sẽ gây ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế và gây cản trở đến sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Hệ lụy kéo theo là làm suy thoái đạo đức, lối sống
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đặc biệt là hàng ngũ lãnh đạo, một bộ phận có
chức, có quyền. Đấu tranh loại bỏ tham nhũng, tiêu cực là một quá trình lâu dài
trong dòng chảy liên tục mà bất kỳ thể chế chính trị hay quốc gia nào cũng phải
quan tâm để xóa bỏ tận gốc khuyết tật đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét