Trong những năm qua ở nước ta, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện bảo đảm cho mọi công dân, cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các quyền, lợi ích chính đáng của mình trên mọi lĩnh vực; trong đó, có việc tạo điều kiện cho ra mắt các hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức công đoàn ngành và các tổ chức hiệp hội, các câu lạc bộ… hoạt động ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi cả nước hoặc ở một địa phương. Quá trình thành lập, hoạt động, các hội trên luôn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước; thể hiện rõ vai trò là cầu nối giữa các hội viên với chính quyền; đồng thời, đóng vai trò ngày càng tích cực trong việc tư vấn phản biện xã hội trên các phương diện. Mặc dù có những đóng góp lớn, tuy nhiên các hội này chưa bao giờ tự nhận mình là một “tổ chức xã hội dân sự” như một số tổ chức, cá nhân, hội, nhóm vẫn thường tự nhận trên mạng Internet…
Cái gọi là “tổ chức xã hội dân
sự” tự xưng ở Việt Nam thời gian qua như: “Hội nhà báo độc lập”, “Hội bầu bí
tương thân”, “Công đoàn độc lập”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “ Hội anh em
dân chủ”, “ Hội tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”… thực chất là những
hội, nhóm bất hợp pháp, chủ yếu là trên mạng Internet, không có tư cách pháp
nhân; quá trình thành lập, hoạt động không tuân thủ các quy định của pháp luật
về lập và quản lý hội. Điều đáng nói ở đây, một số đối tượng giữ vai trò cốt
cán trong các “tổ chức xã hội dân sự” này từng có hoạt động vi phạm pháp luật,
mà cụ thể là liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, đã từng
bị các cơ quan chức năng xử lý nhưng không chịu tu dưỡng cải tạo mà tiếp tục
hoạt động chống phá dưới vỏ bọc “xã hội dân sự” để che giấu bản thân. Trước đó,
chúng ta đã xử lý một số đối tượng lợi dụng “tổ chức xã hội dân sự” để hoạt
động chống phá như: Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh
Duy Thức…, với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” (quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự năm 2009) và tội “Lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân" (quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 2009); sau
này là các đối tượng như: Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Bùi Tuấn Lâm, Võ
Hoàng Thơ, Đặng Đăng Phước…, với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” (quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 - sửa đổi, bổ
sung năm 2017) và tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (quy định tại Điều 331
Bộ luật Hình sự năm 2015 - sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Gần đây, số cốt cán trong các
trong các hội tiếp tục đưa ra yêu sách với Đảng, Nhà nước “cần tạo điều kiện
cho công dân thực hiện các quyền chính trị dân sự”, “tự do phát triển xã hội
dân sự”; ra các thông cáo thư ngỏ, kiến nghị trái với chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động phong chào “đa nguyên, đa đảng đối
lập”. Những hội, nhóm này thông qua thủ đoạn lợi dụng các trang Web, blog mạng
xã hội để đăng tải, tán phát những thông tin, bài viết xuyên tạc, vu cáo tình
hình dân chủ, nhân quyền ở nước ta. Chúng cho rằng Đảng, Nhà nước “đàn áp
người bất đồng chính kiến”, “kiểm soát xã hội dân sự”, “quan ngại về một xu thế
hay phản ứng cứng rắn của chính quyền đối với các phong chào dân sự”, đòi “tự
do phát triển xã hội dân sự”, phát động phong trào “đấu tranh dân chủ, nhân
quyền”, kích động quần chúng tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự, gây
hậu quả nghiêm trọng về an ninh chính trị, hạ uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế, đặc biệt trong những thời điểm đất nước diễn ra những sự kiện chính
trị quan trọng, nhạy cảm.
Như chúng ta thấy với âm mưu,
phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các “tổ chức xã hội dân sự” tự
xưng là vô cùng tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt; mục đích nhằm làm xấu đi hình
ảnh về đất nước, con người Việt Nam; xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi chính
đáng của cá nhân, tổ chức và quan trọng là phá vỡ sự ổn định phát triển bền
vững của an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Những thủ đoạn chống phá của các hội, nhóm này là chúng mượn cớ “phản
biện xã hội”, “kiểm soát quyền lực”, mượn danh đấu tranh cho “dân chủ, nhân
quyền”; sử dụng những luận điệu cho rằng “Đảng, Nhà nước Việt Nam ngăn cản, bóp
nghẹt quyền tự do cá nhân” và đòi hỏi “chính quyền cần mở rộng tự do dân chủ,
quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận giống như các nước phương Tây”. Tuy nhiên,
số này lại quên rằng, dù ở bất kỳ quốc gia nào thì các hội, nhóm vẫn không được
đứng ngoài pháp luật, phải tuân thủ các quy định pháp luật nước đó, không có
trường hợp nào là ngoại lệ.
Để đấu tranh hiệu quả với âm
mưu, hoạt động chống phá của các “tổ chức xã hội dân sự” tự xưng, mọi người cần
nhận thức đúng đắn về tổ chức này, tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
liên quan lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, về lập hội và quản lý hội; đồng thời,
công khai vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng núp bóng, lợi dụng cái
gọi là “tổ chức xã hội dân sự” chống Đảng, Nhà nước… nhằm nâng cao ý thức cảnh
giác, tích cực đấu tranh của quần chúng nhân dân. Định hướng cho các “tổ chức
xã hội dân sự” đích thực hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, chấp hành nghiêm các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, làm tốt
công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, đặc biệt là quản lý các hội,
nhóm trên Internet, chủ động phát hiện sớm và ngăn chặn xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân lợi dụng danh nghĩa “hoạt
động xã hội dân sự” để thực hiện những hành vi, hoạt động tuyên truyền chống
Đảng, Nhà nước, gây bất ổn tình hình an ninh chính trị, làm xấu đi hình ảnh về
đất nước, con người Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, bình đẳng… trong mắt bạn
bè quốc tế./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét