Qua hơn 35 năm đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991,
bổ sung, phát triển năm 2011), công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Ðảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nhận thức, lý luận về Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng thống nhất, đầy đủ và sâu sắc
hơn. Hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện một bước cơ bản; vai trò của pháp
luật và việc thực thi pháp luật được chú trọng trong tổ chức, hoạt động của Nhà
nước và xã hội. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ngày càng rõ hơn và
có chuyển biến tích cực. Bộ máy nhà nước từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả.
Tổ chức và hoạt
động của Quốc hội có nhiều đổi
mới, chất lượng được nâng cao. Hoạt động của Chính phủ chủ động, tích cực, tập
trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô, tháo gỡ rào cản, phục vụ, hỗ trợ phát
triển. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp có bước đột phá trên một số lĩnh
vực. Tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều
tra, cơ quan thi hành án, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất
lượng hoạt động được nâng lên. Quyền con người, quyền công dân theo Hiến định
tiếp tục được cụ thể hóa bằng pháp luật và thực hiện tốt hơn trên thực tế; dân
chủ trực tiếp và dân chủ đại diện được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từng bước được đổi mới. Mô hình
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, vận
hành theo cơ chế "Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ",
góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên bình diện nghiên cứu cơ bản đã đạt được sự
thống nhất trong việc xác định sự cần thiết, bản chất, vai trò, những đặc trưng
cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Về mặt quyết tâm chính trị, nhiệm
vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đã được xác định là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Trên phương
diện lập pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một nguyên tắc
hiến định. Dưới góc độ chính trị - pháp lý có thể khái quát những thành tựu cơ
bản của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN như sau:
Một
là, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã xác lập một số nguyên tắc cơ bản, là nền tảng tư tưởng và
quan điểm cho việc kiến tạo một Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Đó là các nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân với các cơ chế bảo đảm cho quyền lực nhà nước luôn luôn nằm trong quỹ đạo
phục vụ nhân dân; Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ
việc thực hiện quyền lực nhà nước từ phía nhân dân; Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
xây dựng Nhà nước pháp quyền… Những nguyên tắc này không chỉ dừng ở những chủ
trương chính trị mà đã được thể chế trong Hiến pháp năm 2013- Đạo luật gốc, đạo
luật cơ bản nhất của Nhà nước. Điều này, đòi hỏi trong quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN phải không ngừng quán triệt, vận dụng và hiện thực hóa
những nguyên tắc hiến định.
Hai
là, xác
định rõ hơn vị trí, vai trò và chức năng của Nhà nước. Nhà nước pháp quyền là
Nhà nước đề cao vai trò của pháp luật, tính độc lập của cơ quan xét xử, hoạt
động của Nhà nước vì con người và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Nhận
thức rõ những giá trị này, trong lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ vị trí, vai trò của Nhà nước là trụ cột,
trung tâm của hệ thống chính trị, chuyển mạnh chức năng của Nhà nước theo hướng
phục vụ nhân dân.
Theo
đó, một mặt, Đảng ta đã lãnh đạo phát huy tối đa vai trò trung tâm của Nhà nước
trong quản lý kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của các
bộ phận quyền lực nhà nước - từ lập pháp, hành pháp, tư pháp, phát huy dân chủ,
tăng cường pháp chế. Nhà nước từ chỗ là người trực tiếp điều hành sản xuất kinh
doanh, phân phối, sang là người có vai trò định hướng, điều tiết, phối hợp,
hướng dẫn một cách có kế hoạch nền kinh tế thị trường. Nhà nước đang trở thành
người bảo trợ, xúc tác, tạo lập môi trường, huy động các nguồn lực và điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh tế, ngăn chặn, hạn chế những mặt tiêu cực và
khuyết tật của kinh tế thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của
nhân dân. Mặt khác, quá trình xã hội hóa đang được đẩy nhanh, từng bước loại bỏ
dần sự can thiệp của Nhà nước vào những lĩnh vực quan hệ xã hội mà tính chất
của chúng không đòi hỏi sự can thiệp ấy, tăng cường vai trò và khả năng độc lập
của các thiết chế chính trị - xã hội theo hướng tạo ra những chủ thể bình đẳng
và có tư cách kiểm soát hoạt động của Nhà nước.
Ba
là, công
tác phòng ngừa và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng đạt được nhiều kết quả.
Với chế độ chính trị nhất nguyên thì quan liêu, tham nhũng là một nguy cơ hiện
thực, đe dọa nền dân chủ. Vì vậy, phòng ngừa và đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước là một nhiệm vụ tất yếu được
đặt ra. Trong thực tế, nhiệm vụ nói trên đã được triển khai thường xuyên và đạt
những kết quả nhất định. Các văn kiện của Đảng từ Đại hội IX đến nay đều đánh
giá: trong nhiều năm qua, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được coi trọng.
Những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên
đã giảm khá nhiều và đang tiếp tục được cảnh tỉnh, răn đe; một số nơi tham
nhũng, quan liêu, lãng phí, trong đó có không ít vụ việc tồn đọng kéo dài nhiều
năm, đã được tiếp tục giải quyết…
Bốn
là, Đảng
Cộng sản Việt Nam giữ vững được vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, từng bước
tìm tòi và dẫn dắt quá trình nhận thức cũng như quá trình thể chế hóa các quan
điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền XHCN trên cả phương diện chính trị và
pháp lý.
Đảng
ngày càng xác định rõ hơn nội dung của phương thức lãnh đạo và các kênh, các
con đường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với Nhà nước pháp
quyền XHCN.
Nội
dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bao quát toàn bộ những vấn đề then chốt
về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thể hiện ở ba bộ phận trọng yếu:
1) lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp
luật, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện thông qua bộ máy nhà nước,
bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng trở thành hiện thực sinh động trong
đời sống xã hội của nhân dân; 2) lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; 3)
lãnh đạo kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được cải tiến theo hướng ngày
càng có nhiều cách làm nhằm thực hiện và mở rộng dân chủ trong quan hệ Đảng -
Nhà nước - Dân (ứng cử tự do, công khai các cuộc họp của Quốc hội, công bố các
dự thảo luật để nhân dân góp ý, công bố nội dung các kỳ họp của Chính phủ...);
các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát huy vai trò tuyên truyền,
giáo dục, thuyết phục nhân dân và vai trò người phản biện đối với các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngày
càng phân định rõ hơn chức năng của các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước,
nhất là ở Trung ương, giảm bớt sự chồng chéo. Theo hướng đó, hoạt động của Đảng
và mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước thể hiện ngày càng rõ hơn tính chất pháp
quyền. Vai trò của các tổ chức nhà nước ngày càng được phát huy, được đổi mới
về tổ chức và phương thức hoạt động, tính chủ động, hiệu lực và hiệu quả ngày
càng được nâng cao.
Đảng
bố trí cán bộ, đảng viên của mình giữ những cương vị chủ chốt trong bộ máy
chính quyền các cấp, nhờ đó, giữ vững được sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối
của Đảng đối với hệ thống chính trị.
Năm
là, về
phương diện tổ chức quyền lực, Đảng lãnh đạo đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà
nước theo hướng minh bạch, cụ thể các bộ phận thực hiện quyền lực và mối quan
hệ giữa các cấp chính quyền.
Cùng
với sự khẳng định về sự thống nhất của quyền lực nhà nước và sự tồn tại của ba
bộ phận quyền lực trong mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực
nhà nước thì việc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng thể hiện rõ
hơn. Tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền nói chung,
của từng loại cơ quan nhà nước từng bước được đổi mới; chủ trương cải cách tổng
thể bộ máy nhà nước đang được triển khai có kết quả:
Trong
lãnh đạo tổ chức, kiện toàn hoạt động của Quốc hội
Hoạt
động lập pháp đã có sự đổi mới mạnh mẽ trong xây dựng các đạo luật, nghị quyết,
pháp lệnh, đã kịp thời thể chế hóa đường lối của Đảng và bao quát hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo Quốc hội thực hiện tốt chức năng
quyết định các vấn đề quan trọng và chức năng giám sát tổ chức hoạt động của bộ
máy nhà nước.
Trong
lãnh đạo tổ chức, kiện toàn hoạt động của Chính phủ
Đảng
lãnh đạo Chính phủ thông qua chủ trương, đường lối và các phương thức khác để
định hướng hoạt động, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ với các
cơ quan Trung ương và giữa Chính phủ với chính quyền địa phương. Thông qua đó,
Đảng kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động và cơ chế điều hành của Chính phủ,
bảo đảm cho Chính phủ thực hiện được quyền hành pháp, đồng thời phải bảo đảm
được tính định hướng chính trị thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng.
Trong
lãnh đạo tổ chức, kiện toàn hoạt động của các cơ quan tư pháp
Đảng
xác định đúng vị trí, chức năng, thẩm quyền của từng cơ quan tư pháp và các
thiết chế bổ trợ tư pháp trong mối liên hệ với khâu trung tâm là xét xử theo
yêu cầu của Nhà nước pháp quyền. Đó là các yêu cầu về tính độc lập, khách quan,
phụng công, thủ pháp, chí công vô tư, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, dân
chủ, minh bạch. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương về cải cách tư pháp của
Đảng, các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trong thời
gian qua đã và đang tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội
về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư pháp trong điều kiện xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân.
Trong
lãnh đạo tổ chức, kiện toàn hoạt động, đa dạng hóa mô hình của chính quyền địa
phương các cấp
Hiến
pháp năm 2013 đã tạo ra bước tiến lập pháp quan trọng, làm nền tảng cho việc
kiện toàn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng đa dạng
hóa các mô hình, gắn với thực tiễn và điều kiện tổ chức chính quyền đô thị, mô
hình tổ chức chính quyền nông thôn, phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải
đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét