Trong
suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhất là trong các cuộc đấu tranh giành độc
lập, tự do và thống nhất đất nước, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã
dâng hiến tuổi thanh xuân, hy sinh xương máu hoặc hoặc phải mang thương tật
suốt đời; hàng vạn Mẹ Việt Nam anh hùng hoặc thân nhân các gia đình thương bệnh
binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng… đã phải chịu đựng sự mất mát,
tổn thất to lớn không gì có thể bù đắp được… !
Đó
là những điều, những chân lý không thể chối cãi được, do đó trong những năm qua
Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm chăm lo cho các gia đình thương bệnh
binh, gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng… với
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”; "Ðền ơn đáp
nghĩa"…
Tuy
vậy, với bản chất phá hoại, vơi luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, các thế
lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị… chẳng những không tỏ lòng
thành kính, tri ân các anh hùng, liệt sĩ và đồng bào đã ngã xuống vì nền độc
lập, tự do của Tổ quốc mà luôn tìm những khó khăn, bất cập trong quá trình thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có công để đăng tải, chia sẻ các bài viết,
hình ảnh, video với nội dung vu cáo “chính quyền không quan tâm”, “người có
công bị bỏ rơi”…
Cùng
với đó, họ đánh đồng sự hy sinh thiêng liêng, cao cả của những anh hùng giải
phóng dân tộc, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước với những kẻ phản cách
mạng, những kẻ làm tay sai cho thực dân, đế quốc, những kẻ ác ôn, có nợ máu với
nhân dân, đồng bào…với mục đích sâu xa là xuyên tạc sự thật, đổi trắng thay
đen, phủ định những cống hiến của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh
…trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phủ nhận chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người có
công với cách mạng.
Thực
tế trong suốt 77 năm
qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác “đền
ơn, đáp nghĩa”, đối với người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính
trị quan trọng, thường xuyên. Nghị quyết Đại hội XIII đã khẳng định: “Thực
hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp
nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo
đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng
trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”.
Cùng
với đó, không ngừng hoàn thiện, bổ sung thể chế, chính sách ưu đãi đối với
người có công và thân nhân người có công, bảo đảm mỗi người có công đều được
hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
Quan
tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là đối với thế hệ
trẻ về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc và sự chiến đấu, hi sinh anh dũng
các thế hệ cha anh. Tích cực chăm lo người có công bằng các chính sách cụ thể
như: Chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế, ưu tiên giao đất sản xuất, hỗ trợ cải
thiện về nhà ở, đất ở, các chương trình dạy nghề, tạo việc làm; thực hiện chính
sách về giáo dục, đào tạo; mở rộng hệ thống cơ sở dịch vụ và sự nghiệp phục vụ
thương binh; đẩy mạnh tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ; xây dựng và tu bổ,
tôn tạo hàng nghìn nghĩa trang liệt sĩ…
Hiện
cả nước có trên 9,2 triệu người có công, trong đó có trên 1,3 triệu người có
công được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mỗi năm giải quyết chế độ trợ cấp một lần
cho 6 đến 8 nghìn trường hợp, đưa trên 580 nghìn lượt người có công đi điều
dưỡng định kỳ. Mạng lưới các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi
chức năng được quy hoạch tổng thể, rộng khắp trong cả nước với 65 cơ sở nuôi
dưỡng, điều dưỡng được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí nhân sự
đủ để đáp ứng cơ bản yêu cầu chăm sóc, điều dưỡng người có công, nhất là thương
binh nặng. Tính đến năm 2022, cả nước đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ 3.200
nghĩa trang liệt sĩ và trên 3.000 công trình ghi công liệt sĩ trên khắp cả
nước. Tất cả Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống luôn được chăm lo đời sống bằng
nhiều việc làm cụ thể như tặng quà, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà tình
nghĩa; được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời...
Sự
quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công
tác “đền ơn, đáp nghĩa” đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần đối với thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách
mạng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, truyền thống, đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đồng thời, là minh chứng thuyết phục bác bỏ
những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động đối với
sự quan tâm của toàn xã hội đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì sự bình yên, hạnh phúc của
nhân dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét